Blog
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Khám phá ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Nội dung
Không chỉ là một loài cây cảnh đẹp, cùng hương thơm dịu nhẹ đặc trưng, nguyệt quế còn là loài cây được rất nhiều người yêu thích bởi những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Người ta luôn tin rằng việc bài trí cây nguyệt quế trong nhà hay nơi làm việc sẽ giúp họ gặp may mắn và gặt hái được nhiều thành công. Vậy, cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Cùng theo chân Greenvibes tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây!
Nguồn gốc cây nguyệt quế
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu cây nguyệt quế hợp mệnh gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về loài cây này nhé!
Nguyệt quế là một loại cây cảnh thuộc họ Long não (Lauraceae), có tên khoa học là Laurus nobilis L. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng đất Địa Trung Hải ở Đông Âu. Ở miền Nam Việt Nam, nguyệt quế còn được gọi với nhiều cái tên khác như nguyệt quới (trong đó chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý”), nguyệt quý, cửu ly hương.
Nhiều người cũng hay nhầm lẫn giữa loài cây này và cây nguyệt quế có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trên thực tế, những chiếc vòng được kết từ cây nguyệt quế của Hy Lạp dành để trao tặng cho người thắng cuộc không phải là cây nguyệt quế được chúng tôi đề cập trong bài viết này.
Tại Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy nguyệt quế tại một số cánh rừng thưa từ miền Bắc đến Trung Bộ. Cây thường mọc quanh bờ nước, thung lũng, đồi núi, và ở cả những cánh rừng nhiệt đới. Nguyệt quế mang trên mình nét đẹp bình dị, mộc mạc, và có mùi hương dịu dàng nhưng vô cùng quyến rũ. Chính vì lẽ đó, loài cây này được rất nhiều người yêu thích và trồng làm cây cảnh, thiết kế khu tiểu cảnh,...
Đặc điểm cây nguyệt quế
Để có thể giải đáp câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì, bạn cần tìm hiểu thêm một số thông tin về đặc điểm của cây nguyệt quế:
Đặc điểm hình thái
- Nguyệt quế là loài cây thân gỗ thẳng, có chiều cao trung bình từ 2 - 6m. Thân cây nhẵn bóng màu vàng nhạt, đôi lúc sẽ có một số sợi lông nhỏ nhưng không đáng kể. Khi già, thân cây dần hóa gỗ và chuyển sang màu nâu hoặc xám. Lúc này, vỏ cây nứt ra và sần sùi gần giống với thân cây bưởi.
- Lá của cây nguyệt quế có hình bầu dục, màu xanh bóng và mọc xen kẽ theo thân. Mỗi cụm lá của cây nguyệt quế thường có từ 3 - 9 lá.
- Hoa nguyệt quế cũng thường mọc thành cụm, gồm 8 bông tại đỉnh nhánh hoặc đôi khi mọc từ nách lá. Mỗi bông hoa sẽ bao gồm đài hoa màu xanh, ôm trọn 5 cánh hoa màu trắng, với đường kính từ 12 - 18 mm, uốn cong về phía sau. Mỗi hoa có 10 nhị cùng với bầu nhụy ở trên đỉnh đầu, có nhiều nét tương đồng với hoa cam, bưởi, quýt.
- Hoa nguyệt quế không nở quanh năm, mà đa phần chỉ xuất hiện sau những đợt mưa lớn, đặc biệt thường nở rộ vào cuối đông và đầu xuân. Sắc trắng tinh khôi của hoa, kết hợp cùng mùi hương êm dịu sẽ luôn là liều thuốc quý chữa lành tinh thần, giúp bạn được cân bằng tâm trạng sau một ngày dài căng thẳng.
- Quả nguyệt quế hình bầu dục, có màu xanh xen lẫn nhiều đốm nhỏ, sau đó chuyển dần ngả sang màu cam, và có màu đỏ khi đã chín hoàn toàn. Mỗi quả sẽ có từ 1 - 2 hạt.
- Có 3 loại nguyệt quế phổ biến: nguyệt quế lá lớn, nguyệt quế lá nhỏ, nguyệt quế thân xoắn.
Đặc điểm sinh trưởng
Nguyệt quế là loài cây ưa sáng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng trong nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc biệt, cây sẽ phát triển khỏe mạnh nhất tại những khu vực có đầy đủ ánh nắng mặt trời, và nền đất có khả năng thoát nước tốt. Theo đó, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 13 - 39 độ C, và loại đất thích hợp sẽ là đất pha thịt, màu mỡ, có độ pH từ 5 - 7.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Theo quan niệm, cây nguyệt quế sẽ giúp chủ nhân gặp được nhiều may mắn, thành công trên con đường công danh sự nghiệp. Ngoài ra, loài cây này còn đại diện cho niềm tin, hy vọng, đạt được nhiều thành tựu lớn trong tương lai. Cây nguyệt quế cũng mang ý nghĩa như một lời mong cầu về cuộc sống bình an, các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, mọi điều thuận lợi.
Người ta cũng tin rằng, cây nguyệt quế là “lá bùa” có khả năng xua đuổi tà ma hay tiêu trừ những điều không may trong cuộc sống. Luôn bảo vệ con người, giúp họ nuôi dưỡng tinh thần khỏe mạnh và hướng đến những nguồn năng lượng tích cực. Vậy, cây nguyệt quế hợp mệnh gì?
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?
Nguyệt quế là loài cây tươi xanh quanh năm, vậy nên cây tượng trưng cho mệnh Mộc. Và đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì. Ngoài ra, xét theo ngũ hành phong thủy, mệnh Mộc và mệnh Hỏa là 2 cung mệnh tương sinh với nhau (Mộc là gỗ, và gỗ có thể sinh ra lửa, lửa cũng chính là Hỏa).
Cũng chính vì lẽ đó, cây nguyệt quế sẽ giúp người mệnh Mộc và người mệnh Hỏa có được cuộc sống bình an, thuận lợi, con đường công danh sự nghiệp luôn được suôn sẻ và thăng tiến nhanh chóng. Vậy nên với câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì, câu trả lời hợp lý nhất chính là mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Bên cạnh câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì, cũng sẽ có nhiều người thắc mắc rằng cây nguyệt quế không hợp, hay khắc với mệnh gì. Theo đó, cây cối trong quá trình phát triển sẽ hút hết chất dinh dưỡng của đất, khiến đất dần trở nên cằn cỗi. Vậy nên theo quy luật tương sinh trong ngũ hành, mệnh Mộc sẽ khắc với mệnh Thổ. Điều đó cũng có nghĩa rằng những người mệnh Thổ sẽ không thích hợp để trồng cây nguyệt quế.
Tuy nhiên, nếu yêu thích loại cây này, bạn vẫn có thể trồng và bài trí chúng trong không gian sống. Lưu ý rằng hãy kết hợp cây nguyệt quế với một số màu sắc, vật trang trí thích hợp theo quy luật phong thủy.
Cây nguyệt quế hợp tuổi gì?
Sau khi đã giải đáp được câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì, cây nguyệt quế hợp tuổi gì cũng là cụm từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Theo nhận định của các chuyên gia phong thủy, cây nguyệt quế thích hợp nhất với những người tuổi Thân. Cây nguyệt quế sẽ giúp người tuổi Thân có thêm sức mạnh, năng lượng, và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngoài ra, những người làm ăn, kinh doanh tuổi Thân cũng tin rằng cây nguyệt quế sẽ giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu trên con đường làm ăn, sự nghiệp vững vàng, gia tăng vượng khí, tiền bạc rủng rỉnh.
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Cách trồng cây nguyệt quế
Có 4 phương pháp trồng cây nguyệt quế được nhiều người áp dụng đó là: gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành,... Trong đó, phương pháp ghép mắt được nhiều người sử dụng và có tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Đối với phương pháp ghép mắt: Khi ghép mắt nên chọn cành bánh tẻ (không già cũng không non), có sức sống tốt và không bị sâu bệnh; chọn gốc ghép mọc thẳng, khỏe mạnh. Đồng thời bạn cũng nên tìm kiếm nhánh ghép cây mẹ sạch bệnh, mọc ngoài trảng. Sau đó mới tiến hành tách mắt ghép với kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép. Chú ý giữ cho mắt ghép không bị dơ, hay giập nát.
- Đối với phương pháp chiết cành: Tương tự với phương pháp ghép mắt, bạn nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, không quá già cũng không quá non.
- Đối với phương pháp giâm cành: Thời gian giâm cành sẽ giao động từ 6 - 8 tháng. Bạn cũng nên chọn những cành cây có vỏ nâu, xám (cành bánh tẻ) và kết hợp với một số loại chất kích thích sinh học để cây nhanh chóng ra rễ.
- Gieo hạt: Đây là phương pháp ít được áp dụng nhất do tỷ lệ nảy mầm thấp.
Bên cạnh đó, đất trồng cây nguyệt quế nên là đất thịt pha, có khả năng thoát nước tốt cùng độ pH trong khoảng 5 - 7. Bạn cũng có thể trộn đất trồng cây dựa trên công thức: đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng với tỷ lệ 2:1:1:1. Nếu như trồng cây trong chậu, bạn nên thay chậu cho cây nguyệt quế từ 3 - 4 tháng 1 lần. Hoặc loại bỏ đi 1/4 - 1/3 đất cũ và thêm vào chậu hỗn hợp đất sạch, giàu dinh dưỡng hơn.
Chăm sóc cây nguyệt quế
- Nhiệt độ: Nguyệt quế sẽ sinh trưởng tốt trong khung nhiệt từ 13 - 39 độ C (tốt nhất là 23 - 29 độ C).
- Ánh sáng: Dù là một loài cây ưa sáng, tuy nhiên nguyệt quế lại không thích hợp với ánh sáng trực tiếp quá mạnh. Thay vào đó, bạn chỉ nên để cây phơi nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, hay những thời điểm có ánh sáng nhẹ vừa đủ.
- Tưới nước: Để cây cho hoa thường xuyên, nguyệt quế cần có độ ẩm cao. Chính vì vậy bạn có thể tưới nước cho cây mỗi ngày. Tuy nhiên, nên điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp để tránh trường hợp rễ cây bị ngập úng.
- Bón phân: Bạn có thể bón phân định kỳ cho cây 1 - 2 tháng/lần. Sau đó thay đổi liều lượng, tần suất bón phân dựa trên kích thước và sức khỏe của cây.
- Cắt tỉa: Khi cây đã trưởng thành, bạn nên cắt tỉa cho cây 1 lần/tháng vào mùa khô, hoặc 2 lần/tháng vào mùa mưa để cây luôn được thông thoáng và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
- Sâu bệnh: Quan sát cây thường xuyên và sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp nếu cây có dấu hiệu bị sâu hại tấn công.
Nên mua cây nguyệt quế ở đâu tại TPHCM?
Bên cạnh các thắc mắc như cây nguyệt quế hợp mệnh gì, cây nguyệt quế hợp tuổi gì, thì nên mua cây nguyệt quế ở đâu tại TPHCM để đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý cũng là vấn đề nan giải mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn vẫn chưa tìm được cho mình một địa điểm thích hợp để sở hữu những chậu cây nguyệt quế xanh tốt, khỏe mạnh, Greenvibes rất có thể sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn lúc này.
Greenvibes tự hào là một địa chỉ cung cấp cây cảnh uy tín, chất lượng, nhận được sự đón nhận mạnh mẽ từ cộng đồng người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Đến với khu vườn Greenvibes, bạn không chỉ tìm được những chậu cây nguyệt quế tươi tắn cùng mức giá hợp lý, mà còn có thể sở hữu được nhiều giống cây cảnh chất lượng, đa dạng chủng loại và thích hợp với nhiều không gian sống.
Đồng thời, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn để bạn tìm được sản phẩm cây xanh thích hợp nhất. Kèm theo đó là hướng dẫn về cách chăm sóc cây trồng đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao.
Lời kết
Trên đây là bài viết “Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Khám phá ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế”. Hy vọng rằng bài viết không chỉ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?”, mà còn cung cấp đến bạn nguồn thông tin thật hữu ích và thú vị về loài cây này. Chúc bạn sớm xây dựng được cho riêng mình một khu vườn thật xanh mát. Nơi giúp bạn có thể hóa giải mọi mệt mỏi trong cuộc sống, cân bằng năng lượng và săn sóc tinh thần mỗi ngày.