Blog

Kỹ thuật cách uốn cây mai và cắt tỉa trước Tết chuẩn kỹ thuật

Kỹ thuật cách uốn cây mai và cắt tỉa trước Tết chuẩn kỹ thuật

Nội dung

Mai vàng là một trong những loại cây cảnh quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ. Trong đó, những người chơi mai chuyên nghiệp không chỉ chọn mai trưng trong nhà mà còn chăm chút đến dáng mai. Vì vậy, nhiều dáng mai đẹp, thế dáng uốn lượn sinh động, hợp phong thủy được giới yêu mai hết sức săn đón. Vậy cách uốn cây mai như thế nào để vừa đẹp mắt lại vẫn đảm bảo cây phát triển ổn định? Cùng Greenvibes tìm kiếm câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Những điều cần lưu ý trước khi uốn mai

Trước khi tìm hiểu cách uốn cây mai, bạn cần nắm rõ những điều cần lưu ý sau đây để uốn mai đúng kỹ thuật, giúp cây sinh trưởng phát triển bình thường.

Thời điểm uốn mai cây mai tốt nhất

Để hiểu thực hành cách uốn mai con, bạn cần lưu ý chọn thời điểm thích hợp. Trong đó, thời gian tốt nhất trong năm để uốn mai đó là vào khoảng cuối hạ: cuối tháng 7 âm lịch. Vì đây là lúc cây mai phát triển mạnh mẽ, thường ra chồi non mới.

Đối với những cây mai bị rụng lá sớm, có khả năng chảy nhựa cao thì bạn tuyệt đối không nên uốn dáng cây vào đầu hay giữa xuân hoặc trước khi cây mai rụng lá, mọc chồi non mới.

Thời điểm nào nên uốn mai?
Thời điểm nào nên uốn mai?

Chọn dây để uốn mai

Cách uốn cây mai đúng kỹ thuật là gì? Trước khi bắt đầu uốn dáng cho cây mai, bạn nên chú ý tỉa những cành mai mọc song song, tỏa đều, cành này gối lên cành khác, uốn về phía sau, cành bị chéo trước hay cành rũ,…

Trong khi uốn cành mai, bạn cần cắt bớt lá hoặc tỉa những cành quá sát nhau để thực hiện uốn cây mai dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị dây để uốn cành, một số loại dây uốn được sử dụng phổ biến đó là dây kẽm, đồng, chì hoặc dây có vải quấn quanh.

Trong đó, dây uốn có vải quấn quanh có ưu điểm đó là bảo vệ được cây, tránh nhiệt độ cao từ mặt trời gây bỏng cây. Tuy nhiên, nhược điểm dây uốn vải là dễ gây nấm, mốc đặc biệt là những nơi có thời tiết ẩm, thấp, mưa nhiều.

Dây đồng hoặc dây kẽm, chì là loại dây dễ làm, có thể sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, dây sắt cũng có điểm yếu đó là dễ bị gỉ sét, dễ gặp tình trạng in hình sợi dây uốn lên thân cây, gây mất thẩm mỹ.

Cách uốn cây mai đơn giản, dễ thực hiện

Sau khi đã nắm rõ những kinh nghiệm trong cách uốn cây mai, Greenvibes xin chia sẻ đến bạn 5 kỹ thuật uốn mai vô cùng đơn giản, đúng kỹ thuật, đảm bảo dáng mai khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Kỹ thuật tạo dáng gốc mai

Gốc mai là phần cực kỳ quan trọng trong bất kì thế dáng nào của cây mai vàng, vì khi quan sát cây mai người ta sẽ đặc biệt chú ý đến gốc mai trước tiên.

Muốn có một gốc mai đẹp thì người trồng cần phải sửa gốc cây ngay từ khi cây còn nhỏ. Tùy theo thế dáng cây mà bạn mong muốn, bạn có thể sửa gốc theo dáng đứng, dáng nghiêng, dáng nằm,…

Bạn có thể tạo dáng cho gốc cây mai bằng cách cắt gọt, đục, đẽo cho chúng lồi lõm hoặc làm lão hóa gốc cây, từ đó tăng giá trị của cây nhờ gốc đẹp.

Kỹ thuật tạo dáng gốc mai
Kỹ thuật tạo dáng gốc mai

>>> Tham khảo thêm: Cách ươm hạt mai nảy mầm nhanh, hiệu quả tại nhà

Kỹ thuật uốn thân, cành mai

Khi tìm hiểu cách uốn cây mai, ắt hẳn nhiều bạn sẽ không biết bắt đầu uốn cây từ đâu. Thứ tự uốn cây mai vàng theo kinh nghiệm đó là uốn thân cây trước rồi đến cành chính, tiếp theo là những nhánh quanh thân, tính từ gốc cây lên đến ngọn cây. Cành lớn uốn trước, cành nhỏ uốn sau.

Để uốn thân cây, bạn nên dùng khung sắt đã được uốn sẵn, cặp khung ôm sát vào thân cây mai. Tiếp đó, dùng dây kẽm buộc từng mối, siết chặt từ gốc cây trở lên, ép cho thân cây ôm vào khung sắt. Theo thời gian, cây sẽ cong theo dáng của khung sắt.

Đối với những cây thân nhỏ, chỉ cần lấy dây kẽm quấn dọc theo thân cây, rồi uốn vặn theo kỹ thuật xoắn ốc. Sau đó, dùng dây kẽm cố định lại theo dáng mong muốn. Bạn phải uốn cây từ từ, mỗi ngày một chút, lâu ngày cây sẽ phát triển đúng theo dáng bạn muốn.

Cách thứ 2 đó là uốn cành mai bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây. Cách uốn cây mai bằng phương pháp cắt tỉa rất khó và mất nhiều thời gian.

Khi uốn cành mai bằng cách cắt tỉa, bạn muốn nhánh mai xoay về hướng nào thì nên cắt đọt ở nách lá của nhánh đó về hướng mà bạn đã định trước. Ngay nách lá đó sẽ mọc lên một chồi non xoay về hướng mà bạn muốn. Lâu ngày, nhánh cây phát triển sẽ tạo thế dáng như bạn mong đợi.

Uốn cành bằng phương pháp quấn dây đồng, dây kẽm thì bạn chỉ cần một sợi dây kẽm dài gấp đôi nhánh cây để thực hiện quấn thân mai. Cách uốn cây mai này chỉ cần thực hiện quấn dọc theo nhánh mà bạn muốn uốn, quấn theo chiều kim đồng hồ và thực hiện động tác tay sao cho đồng nhất.

Kỹ thuật tỉa tạo dáng mai

Tỉa lá tạo dáng mai cũng là một bước quan trọng trong cách uốn cây mai vàng. Một khi bạn tỉa lá hợp lý, cây sẽ nhìn thông thoáng hơn, tôn lên nét đẹp tinh tế của thế dáng cây mai.

Cách uốn cây mai theo kỹ thuật này bao gồm các công đoạn như: tỉa lá, cắt bỏ lá vàng xấu, lá dư, bỏ các đọt non quá dài mới mọc, hạn chế tối đa việc đọt non che khuất cả mặt chính của cây.

Kỹ thuật tỉa tạo dáng mai
Kỹ thuật tỉa tạo dáng mai

Kỹ thuật làm lão hóa

Sau khi đã thực hiện cắt tỉa xong, bạn có thể tăng giá trị cũng như tính thẩm mỹ của cây mai bằng cách làm lão hóa cây. Việc dùng dụng cụ đục khoét và bổ sung chất hóa học vào gốc cây sẽ khiến cây bị lão hóa nhanh hơn.

Muốn thân cây trở nên xù xì và có giá trị cao trên thị trường, bạn có thể đập vào thân cây cho thân bầm dập hoặc dùng kim châm đều quanh thân cây. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này bạn phải chừa một đường rãnh nhỏ trên vỏ cây để chúng có thể dẫn nhựa lên nuôi sống cây.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách trồng mai mới bứng - Xử lý cây mai mới trồng tỉ lệ sống 99%

Xử lý khi uốn cành lớn hoặc dễ gãy

Kỹ thuật cuối cùng trong cách uốn cây mai đó là cần lưu ý xử lý cành dễ gãy hoặc cành lớn. Mỗi loại cành trên cây đều có đặc điểm mềm/cứng khác nhau. Do đó, không phải cành mai nào cũng dễ uốn. Đặc biệt là khi uốn các cành mai lớn hoặc các cành non dễ gãy, bạn cần phải xử lý cẩn thận hơn.

Nếu bạn còn băn khoăn không biết khả năng uốn dẻo của cành mai như thế nào thì đầu tiên hãy uốn cây ở một mức độ vừa phải, để cho cây quen dần, sau vài hôm lại uốn tiếp.

Với những cành lớn, dễ gãy, nếu bạn cố sức uốn thì cần phải thực hiện cẩn thận và chậm rãi. Tránh tình trạng làm gãy cành, gây mất thẩm mỹ cho cây hoặc thậm chí là làm chết cây.

Cách xử lý khi uốn cành lớn hoặc cành dễ gãy
Cách xử lý khi uốn cành lớn hoặc cành dễ gãy

Lưu ý chăm sóc sau khi tạo dáng mai vàng

Ngoài những chia sẻ xoay quanh cách uốn cây mai, bạn đọc cũng cần lưu ý những điều sau đây để chăm sóc cây mai phát triển ổn định sau khi uốn nhé!

  • Nếu hai cành mai có cùng chiều dài, chiều cao thì chỉ nên giữ lại một cành và cắt bỏ đi cành còn lại.
  • Tỉa cành mọc dọc hoặc những cành quá dày không thể uốn cong.
  • Tỉa bỏ cành xoắn và cuộn gây mất sự tự nhiên cho cây mai.
  • Cắt bỏ cành mai che phía trước thân cây.
  • Tỉa bỏ cành dày, gây không cân xứng ở ngọn cây mai.
  • Sau khi cây đã được tỉa và tạo dáng xong, bạn nên đặt nó ở các vịt trí trong bóng râm, khuất gió. Chú ý bón phân như bình thường để cây dễ dàng phục hồi.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:

  • Trước khi thực hiện cắt tỉa tạo thế dáng cho mai, bạn cần định hướng dáng cây đúng như mình muốn tạo, sau đó mới cắt tỉa và chọn kỹ thuật uốn cho cây cảnh.
  • Trong quá trình hình thành thế dáng mai, bạn cần phải thường xuyên quan sát, chăm sóc và tưới nước sao cho phù hợp.

Kết luận

Cách uốn cây mai vừa đẹp vừa đúng kỹ thuật quả thật không đơn giản để thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu mai và đam mê bộ môn uốn nắn tạo thế dáng mai thì hãy tham khảo thật kỹ bài viết này nhé! Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn có nhu cầu mua và đặt mai vàng trưng Tết năm 2024, hãy liên hệ ngay với Greenvibes để được tư vấn lựa chọn cây mai đẹp nhất nhé.

LIÊN HỆ HOTLINE 0866 88 6789

Chia sẻ bài viết :  

Bài viết khác

cách tạo gốc mai to - Greenvibes

Cách tạo gốc mai to cực đơn giản, rút ngắn thời gian

Không chỉ mang dáng hình của ngày Tết cổ truyền dân tộc, gìn giữ những giá trị xưa cũ từ thời cha ông, “chơi mai” từ lâu cũng được xem là một trong những thú vui tao nhã của nhiều người yêu cây cảnh. Hiện nay, bên cạnh những thế

Hướng dẫn cách trồng mai con nhanh lớn, phát triển tốt

Hướng dẫn cách trồng mai con nhanh lớn, phát triển tốt

Quá trình phát triển từ cây mai con thành cây mai trưởng thành là một quá trình dài hơi và yêu cầu sự tỉ mỉ, và cách chăm sóc đúng đắn. Từng hạng mục như đất trồng mai, khoảng cách giữa những cây mai con hay là trồng thời điểm

Ghép mai vàng - Greenvibes

Cách ghép mai vàng theo đúng kỹ thuật mà bạn nên biết

Cây mai từ lâu đã là cây cảnh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Để có những cây mai đẹp nhất, chất lượng nhất, đòi hỏi người trồng phải chăm sóc, lựa chọn kỹ càng, đôi khi phải dùng đến các cách

Back to top