Cây Nguyệt Quế Côn tròn 60cm

250.000 

THÔNG TIN CƠ BẢN

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Cây nguyệt quế thường được trồng để làm hàng rào, cây cảnh sân vườn, cây cảnh sân thượng,… vừa giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian, vừa tốt cho phong thủy ngôi nhà. Cây còn là biểu tượng cho sự chiến thắng cùng niềm tin vươn tới thành công. Sau đây, các bạn hãy cùng Greenvibes tìm hiểu tất cả thông tin của cây nguyệt quế, từ đó hiểu rõ hơn về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng cũng như cách trồng và cách chăm sóc loại cây này.

Cây nguyệt quế là cây gì?

Để biết cây nguyệt quế là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc, tên gọi, đặc điểm hình thái cùng các loại nguyệt quế hiện nay nhé.

Nguồn gốc, tên gọi

  • Tên thường gọi: Cây nguyệt quế
  • Tên gọi khác: Cây nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), cây nguyệt quất, cây cửu ly hương,…
  • Tên khoa học: Murraya Paniculata L
  • Họ cây: Thuộc họ Cam Chanh
  • Nguồn gốc: Từ các nước châu Á.
  • Nơi phân bố: Cây hiện có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Chúng thường được dùng để làm cây cảnh ngoài trời tại các sân vườn, sân thượng, công viên,….

Cây nguyệt quế này thường nhầm với cây nguyệt quế thật (có tên khoa học là Laurus nobilis, có nguồn gốc từ Hy Lạp). Vòng nguyệt quế thường được dùng để trao tặng cho người chiến thắng ở các cuộc thi hay giải đấu lớn, được kết từ lá của loại nguyệt quế Hy Lạp này, chứ không phải nguyệt quế của Việt Nam như nhiều người lầm tưởng.

Đặc điểm hình thái

  • Thân: Cây nguyệt quế có thân gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành có thể cao từ 2m đến 8m nếu được chăm sóc trong điều kiện môi trường thích hợp.
  • : Lá nguyệt quế dài, có hình dầu dục, mọc xen kẽ trên thân cây.
  • Hoa: Hoa nguyệt quế có màu trắng hơi ngả vàng, nhìn giống như hoa của cây cam, cây bưởi. Hoa thường mọc thành chùm, vươn ra từ chùy nhỏ ở nách lá hoặc đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng.
  • Quả: Có màu xanh cùng đốm nhỏ khi còn non. Khi về già, quả sẽ chuyển dần sang cam rồi đỏ.

Với đặc điểm hình thái như trên, cây nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây cảnh trước nhà hoặc tạo tác thành cây bonsai hoặc làm đồ mỹ nghệ.

Cây hoa nguyệt quế có mấy loại?

Tại Việt Nam, cây hoa nguyệt quế được chia thành 3 loại chính như sau:

  • Nguyệt quế lá nhỏ, cho hoa ít, thường kết thành quả đỏ.
  • Nguyệt quế lá to, cho hoa nhiều, nở hoa liên tục trong nhiều mùa, tỏa hương thơm và có khả năng đậu quả thấp.
  • Nguyệt quế thân xoắn.

Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

Trồng cây nguyệt quế trước nhà sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ, cụ thể như sau:

  • Mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp của gia chủ, giúp họ thu hút nhiều tiền tài và danh vọng.
  • Xua đuổi ma quỷ, tà khí cùng những điều xui xẻo trong cuộc sống, giúp gia đình gặp nhiều may mắn và cơ hội trong công việc và cuộc sống.
  • Tỏa hương thơm dễ chịu xoa dịu tinh thần, giúp mọi người trong gia đình cảm thấy thoải mái, thư giãn, dễ chịu, xua tan mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.
  • Đây còn là một cách cầu mong đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà, ngoài ra còn là cách cầu bình an, hạnh phúc.

Cây nguyệt quế hợp với mệnh gì? Tuổi nào?

Nhiều người yêu thích cây nguyệt quế mà không biết chúng có phù hợp với phong thủy của mình hay không. Nếu bạn là một trong số đó, hãy xem cây nguyệt quế hợp với mệnh gì và tuổi nào sau đây nhé.

Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?

Chọn cây cảnh hợp mệnh sẽ giúp bổ sung vượng khí cho gia chủ, giúp họ dễ dàng đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Vậy cây nguyệt quế hợp mệnh gì nhất? Cây có lá màu xanh tươi quanh năm, biểu trưng cho mệnh Mộc. Do đó, cây sẽ hợp với người mệnh Mộc, mệnh Hỏa (vì Mộc sinh Hỏa) và mệnh Thủy (vì Thủy sinh Mộc) nhất. Nếu người thuộc hai mệnh này trồng cây nguyệt quế sẽ giúp gia tăng tài vận và vận may, thuận lợi trên con đường làm ăn, không gặp nhiều bất trắc.

  • Người mệnh Mộc trồng cây nguyệt quế (thuộc Mộc) sẽ đặc biệt hợp về đường tài lộc và sự nghiệp, công việc suôn sẻ và dễ dàng hơn.
  • Người mệnh Hỏa trồng cây nguyệt quế (thuộc Mộc, tương sinh với Hỏa) sẽ được yểm trợ tốt về mặt phong thủy, giúp họ có sức khỏe tốt, tài chính vững vàng, nhanh chóng đạt được thành tựu trong công việc và cuộc sống.
  • Người mệnh Thủy trồng nguyệt quế (thuộc Mộc, tương sinh với Thủy) vẫn có thể gia tăng vượng khí, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
  • Người mệnh Thổ, tương khắc với hành Mộc của cây sẽ không thích hợp trồng. Bởi vì Thổ là đất, Mộc là cây, cây hút chất dinh dưỡng từ đất, khiến đất cằn cỗi, rất không tốt cho người mệnh Thổ, dễ khiến tiền bạc tiên tán, gia đình bất hòa.
  • Người mệnh Kim tương khắc với hành Mộc của cây cũng không nên trồng, sẽ khiến gia chủ khó làm ăn, khó phát triển sự nghiệp.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn giản là thích loài cây này thì vẫn có thể trồng chúng trong vườn nhà. Cây vẫn sẽ giúp tăng thẩm mỹ và lọc không khí cho không gian của bạn.

Cây nguyệt quế hợp với tuổi nào?

Đến đây bạn đã biết được cây nguyệt quế hợp mệnh gì. Vậy song song đó, cây nguyệt quế hợp tuổi nào nhất?

Theo các chuyên gia phong thủy, cây quyết quế hợp với người tuổi Thân (tuổi Khỉ) nhất. Những người tuổi Thân trồng loại cây này sẽ có thêm sức mạnh, dễ đạt được nhiều thành công và may mắn trong công việc và cuộc sống. Thêm vào đó, loại cây này còn là biểu tượng cho sự thành công và chiến thắng, chắc chắn người tuổi Thân sẽ rất thích.

>>> Xem thêm: Các loại cây cảnh có hoa đẹp khác

Tác dụng của cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loài cây có nhiều công dụng đối với cuộc sống của con người. Cây không chỉ làm đẹp không gian, gia tăng phong thủy và còn có công dụng chữa bệnh, cụ thể như sau:

Làm đẹp cho không gian

Cây nguyệt quế thường được dùng làm cây cảnh có hoa trang trí trong văn phòng hoặc ngoài trời. Cây có thể làm cây để bàn làm việc, cây để bàn học, cây cảnh văn phòng, cũng như cây trang trí sân vườn, cây cảnh sân thượng, cây ban công, nơi công cộng, công viên,…  đều rất thích hợp.

Mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp

Cây nguyệt quế trồng trước nhà có thể mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ, giúp họ dễ phát tài, gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, gia đình cũng trở nên êm ấm, đoàn kết và yêu thương lẫn nhau.

Làm thuốc chữa bệnh

Cây nguyệt quế còn có nhiều đóng góp trong đông y. Cây có vị chát, có thể dùng làm thuốc điều trị ho đờm, rắn cắn, đau răng, sưng bầm, phong thấp, tiêu chảy,… Hoa quyệt quế còn có chứa tinh dầu, có khả năng kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.

Cách trồng cây nguyệt quế

Để trồng cây nguyệt quế, bạn có thể áp dụng 4 phương pháp: Gieo hạt, chiết cành, giâm cành, ghép mắt. Trong đó, ghép mắt là phương pháp phổ biến nhất .

Tùy theo từng cách, người trồng cây cần chú ý những điều sau:

  • Gieo hạt: Cách này khó thành công do hạt nguyệt quế nảy mầm kém.
  • Chiết cành: Chọn cành bánh tẻ, không già quá và đã nở hoa ít nhất 1 hoặc 2 lần.
  • Giâm cành: Thời gian tốt nhất để giâm cành là từ tháng 6 đến tháng 8. Hãy chọn cành bánh tẻ có vỏ màu nâu, xám, sau đó dùng chất kích thích sinh trưởng để cây mau ra rễ.
  • Ghép mắt: Chọn gốc ghép phải thẳng, không bị cong vẹo và không bị sâu bệnh. Chú ý giữ cho mắt ghép sạch sẽ, không bị thương tổn. Sau đó lấy mắt ghép phù hợp để ghép vào.

Cách chăm sóc cây nguyệt quế

Thay đất

Khi cây bị héo hoặc rễ con mọc lên mặt đất, bạn nên thay đất hoặc đổi chậu cho cây. Bạn nên bỏ đi 1/3 đất cũ và thêm vào đất mới. Nếu trồng cây trong chậu, bạn nên thay đất 3-4 tháng 1 lần. Thời gian tốt nhất để thay đất là vào mùa xuân hoặc trước mùa mưa.

Bón phân

Bạn nên bón phân cho cây 2 tháng 1 lần, chọn loại phân có chứa Kali để cây cứng cáp hơn. Khi bón phân, bạn nên tưới nước để giảm nhiệt, sau đó hòa phân với nước rồi tưới vào gốc cây.

Tưới nước

Bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, vì cây thích môi trường ẩm. Cây cũng thích ánh sáng nhẹ, không nên để cây dưới ánh nắng gắt. Bạn nên đem cây ra phơi nắng vào buổi sáng hay chiều tối, khi ánh sáng nhẹ nhàng hơn.

Nhiệt độ

Cây nguyệt quế có thể sống và phát triển ở nhiệt độ từ 13°C đến 39ºC, nhưng thích hợp nhất là từ 23 ºC đến 29ºC. Cây sẽ ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết ở -5ºC.

Ánh sáng

Cây nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, nên để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ vào buổi sáng và buổi chiều tối.

Cắt tỉa

Khi cây đã lớn, bạn nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây có hình dáng đẹp và gọn gàng. Bạn cũng nên bắt côn trùng tấn công cây.

Câu hỏi thường gặp

Trước khi trồng cây nguyệt quế trước nhà, bạn có thể gặp một số thắc mắc như sau:

Cây nguyệt quế có trái không?

Câu trả lời là có. Sau khi hoa tàn sẽ kết trái. Trái nguyệt quế có dáng giống quả trứng, nhọn ở một đầu. Trái khi chín có màu cam hoặc đỏ đậm, còn khi non có màu xanh, bên trong có ít thịt, nhưng thịt quả rất mọng nước. Trong mỗi quả có 1 hoặc 2 hạt.

Cây nguyệt quế có thơm không?

Có. Cả hoa và lá của cây nguyệt quý đều có mùi thơm rất đặc biệt, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, sảng khoái tinh thần.

Quả cây nguyệt quế có ăn được không?

Có thể ăn được. Tất cả các bộ phận của cây nguyệt quế đều không có độc. Quả của cây còn có mùi thơm, có tác dụng kiện vị, phát hãn rất tốt.

Tại sao nên mua cây nguyệt quế tại Greenvibes?

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua cây nguyệt quế giá tốt tại TPHCM, đừng bỏ qua Greenvibes.

Greenvibes là một đơn vị uy tín, chuyên cung cấp các loại cây cảnh đẹp và chất lượng nhất TPHCM. Chúng tôi sở hữu có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình mua và chăm sóc cây.

Cây cảnh tại Greenvibes đều có giá cả hợp lý, cạnh tranh và minh bạch, đi kèm dịch vụ giao hàng nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một cây nguyệt quế khỏe mạnh, chất lượng tốt, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0866 88 6789 hoặc truy cập website để đặt hàng và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Cây Nguyệt Quế Côn tròn 60cm”
Back to top

Đánh giá sản phẩm

0.00
Based on 0 reviews