Cây lưỡi hổ 30-40cm
240.000 ₫
Với vẻ đẹp tự nhiên và tính dễ chăm sóc, cây lưỡi hổ là một sự lựa chọn tuyệt vời để trang trí trong nhà và văn phòng.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Ánh sáng
Tưới nước
Môi trường
Mẹo hay
Ánh sáng
Cây thích ánh sáng nhẹ, dìu dịu, chịu bóng bán phần. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Tưới nước
Là cây chịu hạn tốt nên tưới 1-2 lần/tuần, nếu chậu cây ít đất thì nên tưới cho đất đủ ẩm
Môi trường
Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt nhất trong mức nhiệt độ từ 16°C đến 28°C.
Đất trồng: Đất trồng cần tơi xốp, màu mỡ. Có thể trộn vào xơ dừa, mùn cưa,… để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước của đất. Nếu trồng cây trong chậu cần chú ý thay đất cho cây, trung bình khoảng 1 năm thay một lần.
Mẹo hay
Phân bón: Cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali cho cây mỗi tháng. Đồng thời, xịt dưỡng lá mỗi tuần 1 lần để giữ cho lá xanh, bóng, khỏe và đẹp.
Ánh sáng
Tưới nước
Môi trường
Mẹo hay
Ánh sáng
Cây thích ánh sáng nhẹ, dìu dịu, chịu bóng bán phần. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Tưới nước
Là cây chịu hạn tốt nên tưới 1-2 lần/tuần, nếu chậu cây ít đất thì nên tưới cho đất đủ ẩm
Môi trường
Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt nhất trong mức nhiệt độ từ 16°C đến 28°C.
Đất trồng: Đất trồng cần tơi xốp, màu mỡ. Có thể trộn vào xơ dừa, mùn cưa,… để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước của đất. Nếu trồng cây trong chậu cần chú ý thay đất cho cây, trung bình khoảng 1 năm thay một lần.
Mẹo hay
Phân bón: Cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali cho cây mỗi tháng. Đồng thời, xịt dưỡng lá mỗi tuần 1 lần để giữ cho lá xanh, bóng, khỏe và đẹp.
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Cây lưỡi hổ được xem là một người bạn đồng hành hoàn hảo trong việc trang trí và làm cho cuộc sống của bạn thêm phong cách và thú vị. Trồng cây lưỡi hổ trong nhà không chỉ mang lại không gian tươi mát, mà còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng Greenvibes khám phá xem đặc điểm của cây lưỡi hổ cùng những thông tin quan trọng khác về loại cây này nhé.
Đặc điểm cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh nội thất phổ biến và được ưa chuộng trong trang trí không gian sống.
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây lưỡi hổ
- Tên gọi khác: Cây lưỡi cọp, cây vĩ hổ
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
- Họ cây: Măng tây
- Nguồn gốc: Từ vùng nhiệt đới
- Đặc điểm phân bố: Tại Việt Nam, cây thường mọc ở vùng núi, đồng bằng, chủ yếu được trồng làm cảnh trong nhà.
- Độ đa dạng: Có tới 70 loài khác nhau như lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh,…. Trong đó phổ biến nhất là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
- Thành phần hóa học: Gel có trong lá lưỡi hổ chứa acid acetic, etyl axetat. Rễ cây có chứa alcaloid sansevieria và chất nhựa.
Đặc điểm hình thái
- Chiều cao trung bình: 50 đến 60cm.
- Thân cây: Thuộc loại cây thân rễ, dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nhưng lại rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào.Thân cây thẳng đứng và có vân sọc màu trắng hoặc vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn. Thân cây có khả năng tích tụ nước, giúp cây chịu được thời gian khô hạn.
- Lá cây: Màu xanh đậm, dày, cứng và có một độ bóng nhất định. Phiến lá dạng giáo hẹp dài, hẹp và nhọn ở đầu. Dọc 2 bên rìa lá có dải màu vàng bao quanh toàn bộ lá.
- Hoa và quả: Cây lưỡi hổ ra hoa có 6 cánh khá nhỏ, màu trắng ngà, thường nở thành cụm mọc từ phần gốc lên trên. Quả của cây có hình tròn màu vàng da cam.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Tác dụng của cây lưỡi hổ khi được trồng trong nhà cụ thể như sau:
Loại bỏ độc tố, lọc sạch không khí
Tác dụng của cây lưỡi hổ đầu tiên đó chính là loại bỏ độc tố và lọc sạch không khí.
Nghiên cứu của NASA đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm và 107 loại độc tố nguy hiểm như formaldehyde, xylen, benzen và toluen trong không khí. Nhờ đó, cây giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí, mang lại một môi trường trong lành và tươi mới.
Các tòa nhà cao tầng, bệnh viện hoặc trong nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, hỗ trợ giảm triệu chứng sổ mũi, ho, hắt hơi do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, bạn có thể trồng loài cây này làm cây cảnh phòng bếp để khử mùi mỗi khi cần nấu nướng.
Trị hen suyễn
Lưỡi hổ có tác dụng gì? Trong lá cây lưỡi hổ có gel chứa chất có khả năng trị bệnh hen suyễn rất tốt. Bạn có thể sử dụng gel này pha với nước nóng, sau đó lấy hơi nước đang bốc lên để xông mũi và họng. Nhờ đó, các tinh chất chống viêm chứa trong gel lưỡi hổ sẽ bám lên niêm mạc mũi, họng, từ đó ngăn chặn cơn hen suyễn kéo dài, giúp hô hấp dễ dàng hơn.
Trị bệnh đường tiêu hóa
Trong lá lưỡi hổ còn chứa aloin, aloe-emodin và barbaloin, có khả năng giúp dạ dày cải thiện và kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể lấy lá lưỡi hổ ép nước uống để trị chứng trào ngược axit, đầy bụng, khó tiêu, giảm nóng trong.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Cây lưỡi hổ được cho là có khả năng hấp thụ và giữ lại năng lượng tích cực. Nó có thể giúp tạo cảm giác thư giãn, làm dịu căng thẳng và tạo ra một không gian yên bình và cân bằng.
Tạo giấc ngủ ngon
Vào ban đêm, cây lưỡi hổ sẽ nhả ra khí oxi tinh khiết, giúp không khí trong lành, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn. Điều này hoàn toàn khác với các loại cây khá, chỉ nhả ra khí CO2 vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ. Do đó, cây lưỡi hổ là loài cây trong phòng ngủ thích hợp nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Giảm dị ứng da
Tương tự như nha đam, cây lưỡi hổ cũng có tính sát khuẩn và kháng viêm tốt, giúp điều trị một số chứng dị ứng ở da hoặc da bị bỏng, rộp, cháy nắng, hoặc xước da. Đây chính là phương pháp tự nhiên để sát khuẩn phòng chống hiệu quả.
Mang lại may mắn và tài lộc
Trong phong thủy, cây lưỡi hổ được cho là mang lại may mắn và tài lộc. Nó có khả năng thu hút và giữ lại năng lượng tích cực, giúp cân bằng và kích thích luồng năng lượng tốt trong không gian.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy
Trong phong thủy, ý nghĩa cây lưỡi hổ tượng trưng cho tài lộc, chúng được ví như sức mạnh của chúa sơn lâm, giúp xua đuổi những tà vận, bảo vệ gia chủ khỏi những điều không tốt, giúp gia chủ:
- Mang dòng năng lượng tích cực: Cây lưỡi hổ mang đến dòng năng lượng tích cực lan tỏa trong không gian, giúp cho môi trường sống hài hòa và cân bằng.
- Bảo vệ và may mắn: Cây lưỡi hổ có khả năng đẩy lùi năng lượng tiêu cực như xung đột, xui rủi,… mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
- Mang đến sức khỏe tốt: Trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp tăng cường sức khỏe cho gia chủ, bởi chúng có thể thải ra khí oxy vào ban đêm, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, chúng còn là cây thanh lọc không khí và loại bỏ độc tố.
- Biểu tượng của sự kiên cường: Lưỡi hổ có khả năng sinh sống trong mọi điều kiện khắc nghiệt bao gồm cả hạn hán. Chúng là biểu tượng của sự kiên cường, sức mạnh và bền bỉ.
Lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Lưỡi hổ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời mang đến tài vận cực kì tốt cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu đã có ý định trưng loại cây phong thủy này thì nhất định bạn cần phải biết cây lưỡi hổ hợp mệnh gì nhé!
Cây lưỡi hổ có màu xanh chủ đạo, ngoài viền vàng, hình dáng dài nhọn tựa như lưỡi dao. Trong phong thủy, những gam màu xanh, vàng sẽ phù hợp với những người thuộc mệnh Kim và mệnh Thổ.
Vậy cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Cây hợp với mệnh Mộc và mệnh Thổ. Nếu người thuộc hai mệnh này trồng cây cây lưỡi hổ sẽ tựa như chiếc “bùa hộ mệnh” mang đến vận may cho cuộc sống, hanh thông trong kinh doanh và sự nghiệp, cho bạn một cuộc sống giàu sang, thịnh vượng.
Lưu ý, khi lựa chọn cây lưỡi hổ làm cây phong thủy bạn nên chọn những cây có kích thước phù hợp với không gian phòng và đặt chúng về hướng Nam. Không nên chọn cây to, rậm rạp sẽ làm giảm ánh sáng và cản đường vận may.
Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào?
Tính tương sinh và tương khắc trong phong thủy cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn biết được cây phong thủy có hợp với mình không? Loài cây đó có giúp cho công việc làm ăn cũng như tài lộc càng ngày càng đi lên hay không?
Ở nội dung trên, Greenvibes đã chia sẻ cây lưỡi hổ hợp mệnh Kim và mệnh Thổ, vậy ai nên trồng cây lưỡi hổ nhất?
Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào? Cây phù hợp nhất với người tuổi Ngọ. Với tính cách hay nóng nảy của tuổi Ngọ, việc đặt 1 cây lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp bạn xua tan những điều điềm xấu.
Bên cạnh đó những người sinh năm Canh Thìn, Tân Tỵ, Quý Dậu, Nhâm Thân, Giáp Tý, Ất Sửu, Canh Tuất, Tân Hợi, Qúy Mão, Nhâm Dần,… thuộc mệnh Kim. Và những người sinh năm Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Tuất, Đinh Hợi, Canh Tý, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Tân Mùi,…thuộc mệnh Thổ cũng phù hợp để lựa chọn cây lưỡi hổ làm bùa hộ mệnh cho mình.
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào cũng là một trong những thắc mắc của rất nhiều người. Loài cây sẽ kỵ với các tuổi Bính Dần, Đinh Mão, Ất Hợi, Mậu Tý, Bính Thân, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi,…. thuộc mệnh Hỏa và những người thuộc mệnh Thủy như tuổi Ất Dậu, Nhâm Thìn, Đinh Sửu, Nhâm Tuất, Bính Tý,…. Vì vậy, khi lựa chọn bạn hãy lưu ý nhé!
Vị trí đặt cây lưỡi hổ nào hợp phong thủy nhất?
Vậy là bạn đã biết được cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Hợp tuổi nào? Như thế đâu sẽ là vị trí đặt cây lưỡi hổ cho hợp phong thủy nhất?
Bạn có thể đặt chậu cây lưỡi hổ làm cây cảnh phòng khách, cây cảnh phòng tắm hoặc làm cây cảnh văn phòng làm việc cũng rất tốt. Đặt chậu lưỡi hổ trong phòng khách giúp xua đuổi tà ma, mang vận may đến cho cả gia đình, bởi đây được xem là vị trí thu hút tài lộc. Đặt trong phòng ngủ không những giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn giúp thanh lọc không khí cực kỳ tốt, cho bạn sức khỏe vững vàng.
Ngoài sân, trước cửa nhà hoặc làm cây ban công cũng là 1 trong những vị trí phong thủy đẹp, cây lưỡi hổ sẽ giúp trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ.
Cách trồng và chăm sóc lưỡi hổ tốt nhất
Cách trồng cây lưỡi hổ
Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng 1 trong 2 cách sau:
Cách trồng cây lưỡi hổ từ cây con
- Bước 1: Chuẩn bị một chậu nhỏ, tiếp đó tách cây con ra khỏi cây mẹ.
- Bước 2: Loại bỏ hết phần đất cũ, rồi cắt bỏ những phần rễ hỏng hoặc bị khô.
- Bước 3: Đặt cây con đã xử lý vào chậu rồi lấp đất lại, ấn chặt đất để cố định cây. Sau đó, bạn tưới nước và chăm sóc cây như thường.
Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá
- Bước 1: Chọn lá lưỡi hổ đẹp xanh mướt rồi cắt ngang sát gốc lá. Bạn sẽ chia lá thành từng khúc 5cm và để lá tự lành sẹo.
- Bước 2: Chôn các khúc lá xuống đất, lấp đất lên khoảng 1/2 lá và xịt nước lên để tạo độ ẩm.
- Bước 3: Đem chậu cây đặt ở nơi có ánh nắng nhẹ và thoáng mát, chú ý giữ độ ẩm cho đất. Một thời gian sau, các khúc lá sẽ phát triển thành cây mới.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loài cây mạnh mẽ, có thể sống tốt ngay cả thời tiết khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên khi chăm sóc cây lưỡi hổ đặt trong nhà, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:
Ánh sáng
Cây lưỡi hổ là loài ưa bóng râm, thích nơi có điều kiện ánh sáng mặt trời vừa phải. Bạn nên đặt cây ở nơi có ít ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng nhân tạo đủ mức. Nếu trồng làm cây trong nhà, bạn nên phơi nắng sau 2-3 tháng, thời gian khoảng từ 7 – 9 giờ sáng.
Nước tưới
Lưỡi hổ là loại cây chịu khô, chỉ cần cung cấp một lượng nước vừa đủ. Bạn chỉ nên tưới lại khi đất trồng cây đã khô hoàn toàn. Để tránh tình trạng ngập úng, hãy chọn chậu trồng cây có lỗ thoát nước. Đồng thời tránh tưới nước trực tiếp lên lá, hạn chế tình trạng cây bị úng hư lá.
Đất và chậu
Sử dụng loại đất trồng có hàm lượng than bùn thấp, thoáng và có khả năng thoát nước tốt cho lưỡi hổ. Chú ý chọn chậu có lỗ thoát nước, tránh để cây lưỡi hổ bị úng chết.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây lưỡi hổ phát triển tốt ở nhiệt độ phòng thông thường từ 20°C đến 30°C. Chúng cũng chịu được khí hậu khô và không đòi hỏi độ ẩm cao.
Phân bón
Lưỡi hổ là loài cây dễ chăm sóc, không cần bón phân nhiều. Cứ sau khoảng 1 tháng, bạn có thể bón phân chuồng hoặc phân khoáng để cây phát triển tốt. Bạn nên tránh bón phân vào mùa lạnh.
Chăm sóc lá
Vệ sinh lá bằng cách lau sạch bụi trên lá bằng một khăn ẩm để giữ cho lá luôn sạch đẹp và khỏe mạnh.
Thay đổi vị trí
Định kỳ thay đổi vị trí của cây trong không gian để cho cả cây và không gian sống của bạn có sự thay đổi và cân bằng.
Cắt tỉa và phòng ngừa sâu bệnh
Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện các vấn đề như sâu bệnh, lá khô hoặc ngã, và thực hiện các biện pháp điều chỉnh như tẩy sâu, cắt tỉa hoặc thay đổi mức độ tưới nước khi cần thiết.
Nếu phát hiện cây lưỡi hổ có nhiều lá hư hỏng hoặc mọc quá dày, bạn có thể cắt tỉa bớt để chúng luôn khỏe mạnh.
Câu hỏi thường gặp về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có độc không?
Cây lưỡi hổ có độc tố gây buồn nôn. Ngoài những tác dụng tốt đã kể trên, cây vẫn có chứa một số tác hại nhỏ. Nếu không may ăn phải lá cây thì có thể gây đau bụng, đi ngoài, buồn nôn. Trường hợp trúng độc từ cây lưỡi hổ gần giống như triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường.
Cây lưỡi hổ ưa bóng hay ưa sáng?
Cây lưỡi hổ ưa bóng, có thể chịu được ánh sáng yếu. Nếu muốn cây phát triển tốt và có màu sắc xanh đẹp, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng yếu đến trung bình.
Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không?
Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có thể mang lại nhiều lợi ích. Cây lưỡi hổ có khả năng loại bỏ một số chất gây ô nhiễm trong không khí, tạo ra không gian xanh mát và có thể mang lại may mắn và tài lộc. Ngoài ra, nó cũng là một điểm nhấn trang trí độc đáo cho ngôi nhà của bạn.
Địa chỉ mua cây lưỡi hổ giá tốt, chất lượng nhất – Greenvibes Vietnam
Nếu bạn đang quan tâm đến việc mua cây lưỡi hổ với giá tốt và chất lượng đảm bảo, hãy tìm đến Greenvibes.
Greenvibes là một địa chỉ uy tín để mua cây lưỡi hổ với đa dạng các loại cây chất lượng cao. Greenvibes cung cấp một bộ sưu tập đa dạng các loại cây lưỡi hổ từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy như khu vườn cây cảnh và trang trí nổi tiếng.
Đặc biệt, Greenvibes cam kết cung cấp cây lưỡi hổ chất lượng, khỏe mạnh và phát triển tốt. Các cây được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng quy trình, đảm bảo rằng bạn nhận được cây lưỡi hổ tươi mới và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng.
Để mua cây lưỡi hổ từ Greenvibes, bạn có thể gọi số hotline của chúng tôi hoặc ghé thăm cửa hàng trực tiếp. Greenvibes cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để giúp bạn lựa chọn cây phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bạn.
You must be logged in to post a review.
Reviews
There are no reviews yet.