Blog

Cách bón phân cho mai sau Tết giúp rễ khỏe, cành lá xum xuê

Cách bón phân cho mai sau Tết giúp rễ khỏe, cành lá xum xuê

Nội dung

Bón phân cho mai sau Tết cần chú ý những gì? Sau khi khoe sắc rực rỡ trong dịp tết, cây mai vàng sẽ bị mất sức, cần được bổ sung dinh dưỡng sau đó. Thế nhưng việc chăm sóc mai vàng sau Tết, bón phân như thế nào lại khiến nhiều người cảm thấy đau đầu, không biết phải làm thế nào. Sau đây, Greenvibes sẽ cùng bạn xem cách bón phân cho mai chi tiết, đơn giản nhất ngay tại nhà.

Nên làm gì sau khi chưng mai tết xong?

Trước khi bón phân cho mai sau tết, bạn nên áp dụng cách chăm sóc mai sau tết sau:

Phơi nắng nhẹ cho mai sau tết

Sau khi chưng tết xong, hoa mai vàng đã tàn hết và lá nón bắt đầu vươn dài, xanh hơn. Lúc này, bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ trong vòng 3 - 5 ngày. Không nên đặt cây ở nơi nắng quá gay gắt, dễ làm chết lá non, khô cành.

Cắt tỉa hết hoa và trái trên cây

Sau khi phơi nắng xong, bạn cần nhanh chóng cắt hết hoa tàn và trái, chỉ giữ lại lá non. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cắt bỏ cành mai quá dài hoặc bị hư hại, nhiễm nấm, sâu bệnh. Nên cắt ngắn cành dài còn khoảng 30% so với ban đầu.

Vệ sinh cây mai và thay đất

Trong quá trình ra hoa, cây mai vàng vẫn có thể bị rong rêu nấm mốc bám vào thân. Vì thế, sau khi chưng tết xong, bạn cần vệ sinh cây mai, loại bỏ các “tác nhân” xấu này.

Thay đất trồng mai

Cách trồng mai sau khi chơi tết xong như thế nào? Sau khi vệ sinh mai vàng xong, bạn cần thay đất trồng mai. Bạn nên ưu tiên chọn đất hữu cơ sạch chuyên dùng cho cây hoa kiểng, đã được trộn sẵn các hỗn hợp cần thiết, đủ dinh dưỡng cho cây mai lấy lại sức. Bạn không cần vội vàng bón thêm giá thể hay bất kỳ loại phân bón nào khác.

Thay đất trồng mai sau Tết
Thay đất trồng mai sau Tết

Sau khi cho đất sạch lấp đầy khoảng 1/2 chậu, bạn sẽ đặt cây mai vào và điều chỉnh hướng cây cho phù hợp. Tiếp đó, hãy cho hết phần đất còn lại vào đầy đến miệng chậu.

Khi đã thay đất xong, bạn hãy đặt cây mai ở nơi râm mát khoảng 1 - 2 ngày. Trong giai đoạn này, bạn có thể bổ sung thêm thuốc kích rễ như vitamin B1, N3M, Seasol,... liên tục 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày để cây mau ra rễ con, sau đó tưới đẫm gốc lúc chiều mát.

Phòng ngừa sâu bệnh

Sau tết, cây mai thường có rất nhiều lá non, là “mồi ngon” hấp dẫn thu hút bọ trĩ, sâu hại tấn công. Đồng thời với điều kiện nắng ấm càng khiến chúng phát triển nhanh chóng. Vì vậy, đừng quên phòng ngừa các loại bệnh hại này bằng Confidor, Ortus, Stun,...

Bạn có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc phòng nấm như Aliette, Antracol, Anvil, Ridomil Gold, Daconil, Coc85,....

Cách bón phân cho mai sau Tết

Bón phân cho mai sau Tết là công việc hết sức quan trọng, quyết định xem cây có đủ sức mạnh để bung nụ, nở hoa đẹp trong dịp tiếp theo hay không. Mỗi tháng trong năm bạn cần có cách bón phân cho cây mai vàng hợp lý, cụ thể như sau:

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 1, tháng 2 âm lịch

Trong giai đoạn tháng 1 và 2 âm lịch, bạn cần thực hiện theo cách dưỡng mai vàng sau tết mà Greenvibes đã hướng dẫn ở trên.

Sau 15 ngày kể từ khi thực hiện bước thay đất, bạn có thể sử dụng phân bánh dầu nước hoặc phân bánh dầu bột, kết hợp bổ sung xen kẽ phân đầu trâu 01, 30-10-10, 20-20-15. Nên duy trì thực hiện bón định kỳ 7 - 10 ngày/lần, chúng sẽ giúp cây nhanh đâm chồi mới, lá non khỏe mạnh.

Để tăng chất hữu cơ và giữ ẩm cho đất, bạn đừng quên bổ sung thêm phân gà, trùn quế nhé.

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 3, tháng 4 âm lịch

Bón phân cho mai sau Tết giai đoạn tháng 1 và 2 âm lịch đã giúp cây có đủ “sức” để tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Đến cuối tháng 2, đầu tháng 3, bộ rễ cây mai đã phục hồi hoàn chỉnh, có thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Trong khoảng 3 và 4 là mùa mưa, cây mai vàng bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ, bung tược nhanh, mầm non và rễ mọc nhiều hơn. Mai sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi thân, hỗ trợ chồi non phát triển.

Vào lúc này, bạn đừng quên bón thêm hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học, kết hợp thêm phân bón có chứa đạm hàm lượng lớn.

Giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch cũng là lúc cây mai vàng dễ bị bệnh nấm hồng tấn công. Hãy nhớ chăm sóc và cắt bỏ những cành hư hại, tạo độ thoáng cho cây, tránh lây lan bệnh.

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 5, tháng 6 âm lịch

Vào tháng 5 và 6 âm lịch, cây mai vàng đã ổn định, thân cành mềm khỏe, tược non phát triển mạnh, dễ định dáng và uốn nắn hơn trước. Bạn chỉ nên dưỡng cây bằng phân hữu cơ tan chậm như phân trùn quế, Dynamic Lifter, Bound Back,... Đồng thời, bạn cũng cần tăng hàm lượng lân trong phân bón để cây kết nụ tốt hơn.

Bón phân cho mai sau Tết vào tháng 5, 6 để cây kết nụ tốt hơn
Bón phân cho mai sau Tết vào tháng 5, 6 để cây kết nụ tốt hơn

Trong giai đoạn này, nếu bạn phát hiện những cành nào có dấu hiệu phát triển không tốt, hãy cắt bỏ ngay. Đừng để cành quá dài rồi mới cắt tỉa, như vậy sẽ khiến cây dễ bị mất sức.

Khoảng thời gian này cũng là lúc có mưa nhiều nên bạn cần chú ý phòng ngừa bệnh nấm thân cây.

>>> Xem thêm: Chia sẻ cách chăm sóc mai vàng tại nhà chuẩn chuyên gia

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 7, tháng 8 âm lịch

Khi bón phân cho mai sau tết trong tháng 7 và 8 âm lịch, bạn cần bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ có hàm lượng lân và kali tương đối như phân trùn quế, phân hữu cơ Bound Back, Dynamic Lifter,.... Các loại phân này sẽ giúp cây mai vàng phát triển nụ tốt hơn, tạo tiền đề cho hoa sau này.

Đừng quên chú ý đến phần cành lá cây, nếu thấy cành quá nhiều và lá có màu đậm, bạn nên giảm lượng phân và số lần bón xuống.

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 9, tháng 10 âm lịch

Nhờ những lần bón phân và cách chăm sóc mai vàng sau tết trước đó, cây đã đủ khỏe mạnh, lá đã già và nụ hoa đã kết, sẵn sàng để chơi Tết. Lúc này, bạn nên giữ cho phần lá cây luôn xanh, chờ đến ngày lặt lá.

Kỹ thuật chăm sóc mai vàng tháng 9, tháng 10 âm lịch không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần pha loãng phân bón với 1/2 liều lượng được khuyến cáo trên bao bì.

Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ nhưng lá đã già, hãy bón thúc định kỳ 15 - 20 ngày/lần bằng phân 10-55-10, 6-30-30… để giúp mai vàng nở đúng dịp tết nhé.

Trường hợp nụ mai khá to mà lá đã vàng úa, rất dễ nở hoa trước Tết. Hãy bón phân có hàm lượng đạm cao như phân urea, 30-10-10, 30-15-10… để hãm hoa mai vàng. Nên bón đầu đặn theo chu kỳ 15 - 20 ngày/lần.

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 11, tháng 12 âm lịch

Bón phân cho mai sau tết giai đoạn tháng 11 và 12 âm lịch sẽ ưu tiên bón phân vô cơ hơn. Bạn hãy dùng phân có hàm lượng lân và kali cao như 10-55-10, 6-30-30, đầu trâu 901… theo chu kỳ 7 ngày/lần. Bạn vẫn có thể kết hợp bón phân hữu cơ Bound Back, Dynamic Lifter vào phần gốc. Đây là cách chăm mai vàng sau tết hiệu quả mà các bạn cần nắm rõ.

Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 11, tháng 12 âm lịch
Bón phân cho mai sau Tết - Tháng 11, tháng 12 âm lịch

Vào giữa tháng 12 âm lịch, bạn tiến hành lặt lá mai vàng để chuẩn bị hoa bung tỏa khoe sắc ngay Tết.

Cách bón phân lót cho mai sau Tết

Bón phân lót cho mai sau Tết sẽ giúp đất thêm tơi xốp, tạo điều kiện để rễ cây phục hồi tốt hơn. Để bón lót, bạn có thể sử dụng các loại phân như sau:

  • Phân bò khô: Chứa nhiều chất hữu cơ giàu dinh dưỡng cho mai vàng, có chứa mầm cỏ.
  • Phân rơm hoai mục: Dễ phân hủy vào đất và giữ được nhiều nước cho cây.
  • Phân bánh dầu miếng: Ưu điểm là vừa bền, vừa tiện lợi mà lại có giá thành rẻ. Để sử dụng, bạn chỉ cần bẻ bánh dầu ra thành miếng nhỏ cỡ 2 ngón tay (khoảng 100 - 200g) rồi nhét sâu xuống sát vành chậu mai vàng, cách xa gốc. Khi tưới nước, bánh dầu miếng sẽ tan ra từ từ cho cây hấp thụ. Bạn nên bón phân bánh dầu miếng vào 2 đợt, đợt 1 ngay sau khi hết Tết (để phục hồi cây), đợt 2 là khoảng tháng 5 và 6 âm lịch (để tiếp sức cho mai ra chồi lá mới).
  • Phân Dynamic Lifter: Là phân hữu cơ đậm đặc của Úc tốt như khá đắt. Loại phân này gồm phân chuồng qua chế biến có trộn với nguyên tố trung lượng và vi lượng như Magie, lưu huỳnh, sắt, kẽm, molyp,... đồng thời loại bỏ hết mầm cỏ. Để bón loại phân này, bạn chỉ cần xới hoặc trộn vào đất trước rồi bón vào gốc cây. Loại phân này sẽ tan từ từ trong khoảng 2 - 3 tháng, nên bạn không cần tốn nhiều công sức bón lại nhiều lần.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết đón tài lộc

Cách bón phân thúc cho mai sau Tết

Hiện nay có một số loại phân thức cho mai vàng sau Tết để tăng hiệu quả chăm sóc, cụ thể như sau:

  • Phân bón NPK 30-10-10: Chứa tỉ lệ N (đạm) cao, giúp cây mai vàng tăng trưởng nhanh. Ngoài bón phân hữu cơ sau Tết, bạn có thể sử dụng loại phân hóa học này để cây hồi phục, dưỡng sức để đâm chồi nhảy tược nhanh.
  • Phân bón NPK 30-10-10 hoặc 6-30-30: Chứa tỉ lệ P (Lân) và K (Kali) cao, kích thích mai vàng ra nhiều nụ hoa với kích thước lớn.
  • Phân bón NPK 10-50-10: Chứa hàm lượng P (Lân) cao chuyên dùng để kích thích hoa ra hoa nhiều và mạnh. Loại phân này thích hợp bón vào khoảng tháng 9 - 10 âm lịch sẽ giúp hoa mai vàng có cánh to, màu đẹp và lâu tàn hơn.

Cách bón phân qua lá cho cây mai

Bón phân qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá, để chất dinh dưỡng thẩm thấu sâu vào toàn bộ cây. Bạn có thể sử dụng một số loại như sau:

  • Phân bón lá Komix, Mymix: Hòa phân với lượng nước theo hướng dẫn trên bao bì, rồi đem phun sương lên lá giúp cây sinh trưởng nhanh.
  • Phân bón lá Atonik: Giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, phát triển nhanh, tăng năng suất chăm sóc.

Một vài lưu ý khi chăm sóc mai vàng sau tết

Những điều cần lưu ý khi chăm mai sau Tết
Những điều cần lưu ý khi chăm mai sau Tết

Khi thay đất cho mai vàng sau Tết, bạn nên chọn đất phù sa nhiều dinh dưỡng, không bị nhiễm mặn, phèn, chua. Có thể trộn đất cùng đất thịt, cát hoặc xơ dừa, trấu để đất giữ chất và nước tốt hơn.

Khi cây vừa thay đất, tuyệt đối không bón phân, tránh làm hỏng bộ rễ. Chỉ nên bón phân lót và một ít phân bón lá. Lượng đạm tự nhiên (do mưa đầu mùa và sấm sét tạo ra) cũng đủ để cây phát triển.

Kết luận

Thông qua nội dung bài viết này, bạn đã biết được cách bón phân cho mai sau Tết theo từng tháng trong năm cực kỳ chi tiết. Nếu bạn muốn biết thêm kỹ thuật chăm sóc mai vàng trước và sau Tết, hãy liên hệ ngay với Greenvibes để được tư vấn miễn phí nhé.

Greenvibes sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, có kinh nghiệm sâu sắc về mai. Mỗi sản phẩm mai của chúng tôi đều đảm bảo tính khỏe mạnh và thẩm mỹ. Nếu có nhu cầu mua mai vàng về chưng Tết, đừng quên liên hệ hotline hoặc ghé đến vườn ươm Greenvibes Garden để chọn những cây mai đẹp tài lộc về cho gia đình.

LIÊN HỆ HOTLINE: 0866 88 6789

XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Tags :  

Chia sẻ bài viết :  

Bài viết khác

ghép mai vàng vào tháng mấy - Greenvibes

[Giải đáp] Ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất?

Để những cây mai khỏe mạnh, có sức sống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao,… thì xây dựng chế độ chăm sóc, tưới nước thích hợp vẫn chưa đủ. Mà kỹ thuật nhân giống mai, chọn ghép mai vàng vào tháng mấy cũng là yếu tố vô cùng

Bật mí địa chỉ mua mai vàng quận 2 giá tốt 2024

Bật mí địa chỉ mua mai vàng quận 2 giá tốt 2024

Mỗi dịp tết đến, xuân về ngoài nồi bánh chưng, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu nét rực rỡ của trăm hoa đua nhau khoe sắc. Và thứ không thể thiếu trong dịp Tết tại mỗi gia đình miền Nam đó là mai vàng. Vậy mua mai vàng quận

cách tỉa mai sau tết - Greenvibes

Bật mí cách tỉa mai sau Tết giúp cây nhanh hồi phục nhất

Cũng như nhiều loại cây cảnh khác, bước qua mỗi một mùa hoa, mai vàng cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách. Trong đó, cách tỉa mai sau Tết, kết hợp với việc bổ sung một số loại phân bón, dưỡng chất thích hợp sẽ giúp cây

cây mai vàng bị chết nhánh - Greenvibes

Nguyên nhân cây mai vàng bị chết nhánh – Cách khắc phục

Nhiều người cho rằng, mai vàng là loại cây cảnh có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường sống khác biệt, và không cần chăm bón quá nhiều. Thậm chí để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, bạn chỉ cần cắt tỉa cành lá thường xuyên, cung cấp

Bón vôi cho cây mai đúng cách, đạt hiệu quả tốt

Bón vôi cho cây mai đúng cách, đạt hiệu quả tốt

Vôi là một loại khoáng sản có thể được sử dụng để cải thiện đất trong việc trồng cây. Việc bón vôi cho cây mai sẽ tạo môi trường đất tốt để mai phát triển, cải thiện sức kháng của cây. Vậy bón vôi cho cây mai như thế nào,

mua bán mai vàng - Greenvibes

Địa chỉ mua bán mai vàng Tết giá tốt, chất lượng TPHCM

Mai vàng luôn là một biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam, và việc mua sắm mai vàng luôn là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho một mùa xuân đủ đầy. Bổ sung vào lựa chọn của bạn 5 địa chỉ

cây mai đẹp nhất việt nam - Greenvibes

Chiêm ngưỡng 9 cây mai đẹp nhất Việt Nam

Đâu là cây mai đẹp nhất Việt Nam hiện nay? Cây mai đẹp không chỉ là một loài cây cảnh đặc trưng mỗi độ xuân về, mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và thành công vào dịp Tết Nguyên Đán. Cây mai đẹp là một

Back to top