Chia sẻ cách chăm sóc mai vàng tại nhà chuẩn chuyên gia
Nội dung
Những đóa mai vàng rực rỡ là biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để những chậu mai luôn khỏe mạnh, trổ đẹp vào đúng ngày Tết, người nghệ nhân đã phải học cách chăm sóc mai vàng, hay phục hồi sức khỏe cho cây khá kỳ công, để Tết năm sau mai vẫn tiếp tục được khoe sắc. Nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời, cây sẽ dần suy yếu và chết đi.
Hôm nay, hãy cùng Greenvibes theo dõi nay bài viết sau, để nghiên cứu rõ hơn về cách chăm mai vàng vô cùng hiệu quả nhé!
Cách chăm sóc mai vàng trong ngày Tết
Học cách chăm sóc mai vàng trong ngày Tết là một việc làm vô cùng cần thiết để cây cho hoa đẹp và vẫn phát triển khỏe mạnh. Sau đây là một số cách chăm sóc mai mà bạn có thể tham khảo:
Đối với mai vàng trong chậu
Đối với những chậu mai để trong nhà, bạn cần để cây ở nơi thoáng mát, thường xuyên mở cửa phòng để không khí được lưu thông.
Không để cây ở khu vực có quạt, hay những nơi có luồng gió mạnh, vì sẽ khiến mai rụng hoa sớm.
Một trong những cách chăm sóc mai vàng khi cây ra hoa đó là không được để ở những không gian quá tối. Khi không đủ ánh sáng, cây sẽ không thể quang hợp, chồi cây vươn dài và nhanh ra lá, hoa tàn sớm,...
Tránh để mai gần nơi bóng đèn có công suất lớn. Khi thừa ánh sáng, đi kèm nhiệt độ cao, mai sẽ nhanh chóng trổ hoa và cũng sẽ chóng tàn.
Bạn có thể mang chậu cây ra ngoài để cây được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên chỉ nên để cây ở khu vực có bóng râm và không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt từ mặt trời.
Tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần, hoặc theo dõi độ ẩm của đất trong chậu và tưới cách ngày. Không nên tưới quá ít nước hoặc quá nhiều nước, sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cây.
Nên tưới nước thẳng vào gốc mai, kết hợp xịt phun sương lên khắp tán cây để hoa luôn duy trì được vẻ tươi tắn. Đây cũng là một cách chăm sóc mai vàng mà bạn cần lưu ý.
Thời điểm tưới nước thích hợp nhất cho mai vàng trong chậu là từ 9 giờ sáng hoặc vào buổi chiều mát.
Đối với mai vàng ở ngoài
Đối với mai vàng ngoài trời, bạn sẽ không cần học cách chăm sóc mai vàng quá cẩn thận như khi chưng trong nhà. Tuy nhiên để đảm bảo cây luôn cho hoa đều và đẹp, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
Kiểm tra độ ẩm của đất và tưới nước thường xuyên cho cây. Đồng thời, hãy cân chỉnh lượng nước tưới thích hợp với điều kiện thời tiết. Không nên tưới nước quá nhiều sẽ khiến hoa chóng tàn và cây nhanh ra lá non.
Chỉ nên tưới nước cho mai vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên tưới quá nhiều nước cho mai vào chiều tối vì sẽ khiến độ ẩm tăng cao, cây phát sinh tình trạng sâu bệnh.
Đối với những chậu mai chưng tết ngoài trời, chỉ nên đặt cây ở những khu vực có nguồn ánh nắng vừa đủ. Không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến hoa nhanh héo và xảy ra hiện tượng khô cành.
Cách chăm sóc mai vàng sau Tết
Những chậu mai chưng tết trong nhà sẽ không được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian khá dài. Điều này sẽ khiến lá cây trở nên mỏng manh hơn, cành cây vươn dài và yếu ớt hơn. Đồng thời trong những ngày này, cây sẽ được phun thuốc kích thích ra hoa, điều này cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến chu trình phát triển của cây.
Vậy cách chăm sóc mai vàng sau Tết như thế nào để cây nhanh chóng được hồi phục và xanh tươi trở lại?
Đối với mai vàng trong chậu
Đầu tiên, bạn cần mang chậu mai ra ngoài phơi nắng. Lưu ý không đặt cây ở nơi có nắng gắt vì sẽ khiến cây bị khô cành, yếu hơn. Và khi vừa mang cây ra nắng, bạn cần che chắn cây cẩn thận trong từ 5 - 7 ngày để cây quen dần với nhiệt độ, tránh trường hợp cây bị cháy lá, sốc nhiệt.
Một cách chăm sóc mai vàng mà ít người để ý đến, đó là đối với những chậu cây chưa tàn, hoặc còn sót lại nhiều nụ chưa nở, bạn có thể sử dụng kéo trực tiếp cắt bỏ, để tránh hoa tạo hạt.
Khi lá cây đã già, cứng cáp, tiếp tục cắt tỉa những cành cây quá yếu, những cành cây quá dài, cành bị sâu bệnh.
Đối với những chậu mai ghép, nên cắt tỉa khoảng 70% cành, và tùy theo hình dáng, cắt tỉa từ 10 - 20% số lượng cành đối với những chậu mai nguyên thủy.
Sử dụng thêm thuốc kích rễ để cây nhanh chóng được phục hồi.
Tỉa rễ cây bằng cách cắt móc một vòng tròn quanh gốc. Tiến hành cắt tỉa những chiếc rễ quá dài, chú ý giữ lại những rễ cám để cây tiếp tục hút được chất dinh dưỡng.
Chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay đất cho cây. Bạn hãy chú ý lựa chọn chậu mới có kích thước lớn hơn chậu cũ, và là chậu cạn càng tốt. Tuy nhiên, việc thay chậu chỉ nên tiến hành khi mai đã có bộ rễ khỏe mạnh. Thường sẽ rơi vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 âm lịch.
Bón phân cũng là một trong những cách chăm sóc mai vàng cần thiết sau Tết. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh lượng phân bón vừa đủ. Không nên bón phân quá nhiều vì thời điểm này rễ cây chưa phát triển quá mạnh, có thể gây chết cây.
Việc cắt tỉa táng cây cũng là bước vô cùng quan trọng trong cách chăm sóc mai vàng sau Tết. Điều này sẽ giúp tán cây thông thoáng, loại bỏ được những cành cây già yếu, và chồi non sẽ sinh trưởng thành cành mới hoặc nụ một cách nhanh chóng.
Theo các nghệ nhân trồng mai, bạn nên cắt tỉa và uốn mai vào khoảng 1 tuần sau Tết (trong giai đoạn từ ngày 15 đến ngày 20 tháng giêng âm lịch). Tương tự như cây mai trong chậu, bạn có thể cắt tỉa khoảng 70% cành đối với cây ghép, và cắt tỉa từ 10 - 20% đối với những cây mai nguyên thủy. Tuy nhiên, cũng sẽ còn tùy vào kích thước, hình dáng cây mai mà bạn có phương án cắt tỉa thích hợp nhất.
Kích thích cây đâm chồi
Bên cạnh cắt tỉa cây, bạn cũng có thể hồi phục cây nhanh chóng hơn bằng cách sử dụng 1 thìa cà phê phân u-rê, hòa tan cùng 10 lít nước, sau đó phun lên cây kết hợp đều quanh gốc. Khi cây đã bắt đầu đâm nhiều chồi xanh, bạn có thể ngừng việc phun thuốc kích thích ra chồi lá, hoặc chỉ sử dụng thuốc với liều lượng thấp hơn. Còn khi cây thiếu sức sống và không phát triển nhiều, hãy sử dụng thuốc GA3 theo tỷ lệ 1g tương ứng 30 - 40 lít nước, tưới xung quanh gốc cây.
Một lưu ý trong cách chăm mai vàng đó là khi cây ra nhiều lá non, cùng với điều kiện thời tiết nắng ấm sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loài sâu hại phát triển, đặc biệt trong đó có loại bọ trĩ rất dễ xâm nhập và gây hại cho cây. Để ngăn ngừa điều này, theo kinh nghiệm, bạn hãy pha 2 hoạt chất là Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) lại với nhau. Sau đó phun đều lên cây khi đã tỉa cành.
Vệ sinh cây
Một trong những cách chăm sóc cây mai vàng sau Tết mà bạn cũng cần lưu ý đó là vệ sinh cây. Bạn hãy vệ sinh cây bằng cách đơn giản nhất chính là dùng vòi nước phun mạnh vào thân cây để đánh bay rong rêu, nấm mốc.
Một mẹo vệ sinh cây khác đó là bạn hãy pha hỗn hợp phân u-rê thật đặc để phun trực tiếp vào cây. Lưu ý chỉ nên phun ở những vị trí có nhiều nấm mốc, và không để phân u-rê chảy xuống gốc cây (có thể sử dụng túi nilon để che). Sau khi phun hỗn hợp phân u-rê được 10 phút, bạn hãy sử dụng bàn chải và chà một lực vừa phải lên thân cây để đánh bật nấm mốc.
Mẹo chăm sóc mai vàng dáng đẹp đón Tết
Vào đầu mùa mưa, khí trời mát mẻ, sấm sét sẽ tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn, khiến cây dễ bị mất dáng. Vậy nên trong giai đoạn này, cách chăm sóc cây mai vàng đó là chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ phân bón lót, hay phun phân bón vô cơ cho cây.
Đối với mai trồng trong chậu, việc thay đất là điều vô cùng cần thiết. Đất mới sẽ giàu dưỡng chất hơn, bổ sung cho cây một hàm lượng kali và đạm nhất định, đồng thời giúp cây thực hiện quá trình trao đổi chất một cách dễ dàng. Theo đó, bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ trước, sau đó tiếp tục cho một lớp đất trồng mỏng, cuối cùng đặt cây vào và nén chặt.
Một trong những cách chăm sóc mai vàng được nhiều người thực hiện theo, đó là cứ khoảng 2 tháng thì sẽ cắt tỉa cây 1 lần. Cách làm này nhằm loại bỏ những cành bị già cỗi, cành tăm, cành cây vươn dài, cành mọc dày đặc,...
Để mai vàng có được dáng đẹp đón Tết, bạn có thể uốn và tạo dáng cho cây từ cuối tháng 7 (cuối hè), bởi đây là thời điểm cây đang có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn có thể tạo dáng cho cây cùng dây kẽm, dây đồng, dây vải,... để ít gây tổn thương cho cành cây. Thường thì trước khi tạo dáng, người ta cũng sẽ cắt tỉa những cành cây yếu, không cần thiết, những cành bị sâu bệnh hại.
Tết Nguyên Đán luôn là khoảng thời gian được mong chờ nhất trong năm. Và sắc vàng rực rỡ của mai sẽ đại diện cho những lời chúc tốt đẹp, một năm mới thành công, bình an, và ngập tràn may mắn. Một mùa Tết Nguyên Đán lại sắp gõ cửa, bạn đã tìm được địa chỉ mua mai vàng giá tốt tại TPHCM chưa? Nếu chưa, Greenvibes sẽ là một gợi ý vô cùng tuyệt vời dành cho bạn lúc này!
Greenvibes là một địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm cây xanh chất lượng cùng mức giá vô cùng hợp lý tại TPHCM. Bên cạnh mai vàng, đến với Greenvibes, bạn sẽ được đắm mình trong một khu vườn xanh mát với vô vàn các sản phẩm cây xanh nội thất, cây xanh văn phòng, cây xanh để bàn,...khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Greenvibes luôn cam kết mang đến thị trường những sản phẩm cây cảnh xanh tốt, có giá trị thẩm mỹ cao, cùng mức giá hợp lý nhất. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp, chúng tôi luôn hỗ trợ tận tâm và mang đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất: từ khâu tư vấn để khách hàng chọn mua sản phẩm ưng ý, đến quá trình đóng gói, vận chuyển, và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về vấn đề chăm sóc cây.
Lời kết
Hy vọng rằng qua cách chăm sóc mai vàng mà chúng tôi hướng dẫn trên đây, bạn đã học được cách chăm cây mai vàng hiệu quả, sau đó có thể tự mình chuẩn bị một chậu mai thật tươi tắn và khỏe mạnh cho dịp Tết Nguyên Đán sắp đến. Chúc bạn thành công! Và nếu bạn vẫn chưa biết nên mua mai vàng khỏe mạnh, giá tốt ở đâu tại TPHCM, đừng quên liên hệ ngay với Greenvibes để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Để những cây mai khỏe mạnh, có sức sống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao,… thì xây dựng chế độ chăm sóc, tưới nước thích hợp vẫn chưa đủ. Mà kỹ thuật nhân giống mai, chọn ghép mai vàng vào tháng mấy cũng là yếu tố vô cùng
Mỗi dịp tết đến, xuân về ngoài nồi bánh chưng, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu nét rực rỡ của trăm hoa đua nhau khoe sắc. Và thứ không thể thiếu trong dịp Tết tại mỗi gia đình miền Nam đó là mai vàng. Vậy mua mai vàng quận
Cũng như nhiều loại cây cảnh khác, bước qua mỗi một mùa hoa, mai vàng cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách. Trong đó, cách tỉa mai sau Tết, kết hợp với việc bổ sung một số loại phân bón, dưỡng chất thích hợp sẽ giúp cây
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây mai, đôi lúc bạn sẽ bắt gặp tình trạng mai bị héo, thậm chí chết dần do ngập úng. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được cách nhận biết cây mai bị úng nước, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những phương
Nhiều người cho rằng, mai vàng là loại cây cảnh có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường sống khác biệt, và không cần chăm bón quá nhiều. Thậm chí để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, bạn chỉ cần cắt tỉa cành lá thường xuyên, cung cấp
Vôi là một loại khoáng sản có thể được sử dụng để cải thiện đất trong việc trồng cây. Việc bón vôi cho cây mai sẽ tạo môi trường đất tốt để mai phát triển, cải thiện sức kháng của cây. Vậy bón vôi cho cây mai như thế nào,
Mai vàng luôn là một biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam, và việc mua sắm mai vàng luôn là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho một mùa xuân đủ đầy. Bổ sung vào lựa chọn của bạn 5 địa chỉ
Bạn đã từng nghe qua giống mai giảo Thủ Đức chưa? Mai giảo Thủ Đức được đánh giá là loài mai rực rỡ nhất và lâu tàn nhất, rất được ưa chuộng trong giới trồng mai cảnh. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá xem mai giảo Thủ Đức
Đâu là cây mai đẹp nhất Việt Nam hiện nay? Cây mai đẹp không chỉ là một loài cây cảnh đặc trưng mỗi độ xuân về, mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và thành công vào dịp Tết Nguyên Đán. Cây mai đẹp là một
Mỗi mùa Tết đã qua, để giữ cho cây mai luôn khỏe mạnh và có thể khoe sắc sang năm sau, thì việc chăm sóc sau Tết là điều cực kỳ quan trọng. Đây là lúc mà một dịch vụ chăm sóc mai sau Tết uy tín và chất lượng