Cây Bonsai
Mỗi cây bonsai đều phải trải qua quá trình cắt tỉa tạo hình kỳ công bởi các nghệ nhân chuyên nghiệp. Trong đó mỗi hình thù, mỗi dáng cây đều ẩn chứa một ý nghĩa hay triết lý sâu xa nào đó. Ngày nay, cây cảnh bonsai rất được người chơi cây cảnh ưa chuộng, đặc biệt là lứa tuổi trung niên và tầng lớp thượng lưu. Sau đây, hãy cùng Greenvibes tìm hiểu về các loại bonsai phổ biến và một số thông tin quan trọng cần nắm.
Cây bonsai là gì?
Cây bonsai là một loại cây có dáng cổ thụ được trồng trong khay, chậu, là tác phẩm nghệ thuật sinh động có hồn, là tác phẩm điêu khắc sống được tạo tác bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.
Cây bonsai thường được tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Thông qua mỗi dáng cây, nghệ nhân thường muốn truyền đạt một số ý nghĩa và triết lý sâu xa nào đó.
Cây bonsai xuất hiện từ thời kỳ đầu nhà Hán tại Trung Quốc, sau đó phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, Nhật Bản mới chính là nước đã nâng cao giá trị cho loài cây này.
Theo tương truyền, người Trung Quốc phát hiện loại cây nhỏ mọc hoang mang hình dáng cổ thụ, có sức sống mãnh liệt dù điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt. Sau đó, họ mang loài cây này về trồng trong chậu rồi cắt tỉa, uốn nắn cho đẹp hơn.
Phân loại các loại cây bonsai
Để tránh nhàm chán, các thế hệ nghệ nhân cây bonsai đã tạo ra rất nhiều dáng cây độc đáo trên nhiều giống cây, giúp người đam mê cây cảnh có thêm nhiều sự lựa chọn.
Dựa vào trọng lượng và kích cỡ
Dựa vào tiêu chí trọng lượng và kích cỡ, cây kiểng bonsai được chia thành các loại sau:
- Cây bonsai 1 tay: Còn có tên gọi khác là bonsai mini, thích hợp để trưng bày trên bàn làm việc.
- Cây bonsai 2 tay: Là loại thịnh hành nhất hiện nay, có chiều cao khoảng 15 – 70cm. Bonsai 2 tay còn được chia thành 2 loại nhỏ khác là loại từ 15 – 30cm và loại từ 31 đến 70cm.
- Cây bonsai 4 tay: Còn được gọi là bonsai sân vườn, có chiều cao khoảng 70 – 180cm. Loại bonsai này thích hợp để trưng tại các nhà hàng, khách hàng, biệt thự hoặc các công ty lớn.
Dựa vào dáng cây
Tùy thuộc vào ý tưởng của từng nghệ nhân, dáng cây bonsai cũng trở nên đa dạng hơn từng ngày. Thật khó để thống kê có bao nhiêu dáng cây xanh bonsai hiện nay. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt cây xanh bonsai theo một số dáng cơ bản sau đây:
- Cây bonsai dáng huyền (dáng bay): Là dáng cơ bản và dễ thực hiện nhất. Nhánh cao nhất sẽ ở khoảng lưng chừng chậu, cành thấp sẽ ở mép chậu tạo thành dáng nằm vác trên sườn núi hay dòng thác chảy.
- Cây bonsai dáng trực lắc: Thân cây phát triển vươn thẳng và hơi cong thành hình chữ S. Phần thân sẽ có đường kính lớn hơn rồi nhỏ dần đến phần ngọn, tạo cảm giác như đang lắc lư uyển chuyển.
- Cây bonsai 3 thân (thế tam đa): Là loại cây bonsai tượng trưng cho phúc lộc thọ, mang lại tài lộc và trường thọ cho gia chủ.
- Cây bonsai 2 thân: Còn được gọi là song thụ, là 2 cây cùng ghép vào cùng gốc, tượng trưng cho sự hòa hợp, yêu thương giữa vợ chồng, cha con, bạn bè.
- Cây bonsai dáng siêu (dáng xiên): Thân cây nằm nghiêng về bên phải hoặc trái, thân chính thon và nhỏ dần khi đến ngọn cây.
- Cây bonsai gió lùa (thế bạt phong): Toàn bộ thân và cành cây đều dồn về một phía, như có cơn gió mạnh thổi bay mọi thứ.
- Cây bonsai dáng hoành: Trục thân cây nằm ngang so với chậu hoặc mặt đất, thể hiện ý chí mãnh liệt, tinh thần kiên trì, chịu đựng trước điều kiện khắc nghiệt. Bên cạnh đó, bonsai dáng hoành vẫn mang nét mềm mại, dịu dàng đặc trưng.
- Cây bonsai dáng đổ: Toàn bộ cây sẽ đổ xuống dưới, tạo cảm giác như bị đổ ngã nhưng vẫn kiên cường sống tiếp, sinh sôi ra nhiều nhánh mới khác.
- Cây bonsai dáng quái: Là thế có một không hai, đầy yếu tố kỳ lạ, vừa bắt mắt, vừa cổ kính.
- Cây bonsai dáng lão: Là cây kiểng bonsai có tuổi thọ lâu năm, gốc cây to thể hiện nét đẹp nghệ thuật.
Tiêu chuẩn cây bonsai đẹp
Một cây bonsai đẹp tuyệt hảo cần đạt 4 yếu tố cơ bản Cổ – Kỳ – Mỹ – Văn (theo nghệ thuật bonsai Nhật Bản), cụ thể:
- Cổ: Chính là cổ thụ, lâu năm. Cây kiểng bonsai càng lâu năm càng có giá trị cao.
- Kỳ: Chính là kỳ công, kỳ lạ.
- Mỹ: Chính là vẻ đẹp qua cái nhìn của người thưởng cây. Nó phải là vẻ đẹp duy nhất, khác biệt so với các loại cây khác.
- Văn: Chính là sự khác biệt của mỗi chậu bonsai, là dụng ý mà nghệ nhân tạo ra muốn nhắn gửi.
Ngoài các yếu tố trên, cây bonsai hoàn hảo còn được đánh giá dựa trên yếu tố như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức,… Ví dụ tam cương, tam lòng chỉ 3 tầng của cây, ngũ thường chỉ 5 nhánh của cây, tứ đức chỉ bốn đoạn của cây. Do vậy mà khi cắt tỉa tạo dáng cây, người nghệ nhân thường dùng dây đồng định hình cây theo các yếu tố trên.
Những giống cây bonsai đẹp nhất hiện nay
Không chỉ có ngoại hình độc đáo, bắt mắt, cây bonsai còn mang nhiều tầng ý nghĩa thông qua hình dáng, kiểu cây và loại cây tạo tác. Xét trên yếu tố phong thủy có 3 loại cây bonsai thường được nghệ nhân thường lựa chọn như sau:
Cây linh sam
Cây linh sam có tên khoa học là antidesma acidum, có nguồn gốc từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Cây thường được trồng nhiều ở vùng núi miền Trung như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận,… Và được rất nhiều người chơi cây cảnh ưa thích, mua về để làm cảnh trong nhà hoặc ngoài vườn.
Cây linh sam là loài thân gỗ nhỏ, cao trung bình khoảng 1 – 3m, một số cây có thể cao đến 4 – 5m. Cây mang bộ rễ to lớn và chắc khỏe nên dễ đâm sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng cây phát triển tốt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt.
Vỏ cây linh sam có màu sẫm, xù xì, cánh lá xoắn lại với nhau rất đặc trưng. Lá cây màu xanh lục, hình trái xoan, hơi nhọn ở đầu, dài khoảng 4 – 6cm, rộng khoảng 1 – 2cm, khá giòn và dễ bẻ.
Trên thị trường cây bonsai, linh sam còn được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhấtt:
- Linh sam sông Hinh: Rất hiếm và gần như cạn kiệt ngoài môi trường tự nhiên nên có giá trị kinh tế cao nhất. Cây có nhiều bông to, đẹp và sẫm màu.
- Linh sam 86: Là giống linh sam phổ biến nhất với người chơi cây cảnh, dễ uốn, ít chết cành, hoa nở rộ nhiều và đẹp, lá thẫm bóng đầy đặn rất bắt mắt, thích hợp để làm một cây bonsai giá trị.
- Linh sam hạt gạo Tân Phú: Thường được trồng ở sân vườn, thích hợp tạo bonsai cổ thụ. Cây có lá bé như hạt gạo màu xanh thẫm bóng bẩy, ít gai.
Ngoài 3 loại phổ biến trên, cây bonsai linh sam còn có nhiều giống nổi tiếng như linh sam tím, linh sam cẩm thạch,…..
Cây tùng nhật
Cây tùng nhật được xuất khẩu từ Nhật Bản hoặc Trung Quốc, sở hữu phong thái uy nghi, mạnh mẽ, phóng khoáng. Cây tùng nhật tự nhiên là loài thân gỗ sống lâu năm, có lá xanh dày cứng rất bền, ít khi rụng. Quả cây này có hình tượng La Hán nên tùng nhật còn được gọi là Tùng La Hán.
Cây tùng nhật có sức sống bền bỉ, nếu chăm sóc tốt có thể xanh tốt quanh năm, giữa được dáng hình và thế bắt mắt. Cây thường được trồng nhiều để làm cây bonsai làm cảnh sân vườn, sân đình, đền chùa, tòa nhà lớn,….
Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy (hay còn gọi là mai chiếu thổ) có nguồn gốc từ miền Đông Dương, có tên khoa học là Wrightia religiosa, thuộc họ Trúc đào. Cây thuộc loài thân gỗ sần sùi, có vỏ màu xám hoặc đen, thân chia thành nhiều nhánh mảnh nhỏ dễ uốn ăn, tạo kiểu bonsai đẹp mắt.
Lá mai chiếu thủy có dạng trái xoan khá nhỏ, có màu xanh thẫm hoặc xanh non. Hoa có 5 cánh thường mọc thành chùm trên một cuống dài, tỏa hương thơm thoang thoảng dễ chịu. Hoa mọc hướng xuống đất chứ không như những loài hoa khác. Sau khi hoa tàn sẽ tạo quả màu đen, có lông mềm màu trắng. Thường thì một hoa sẽ cho 2 quả mai chiếu thủy.
Kỹ thuật cần nắm khi tự tạo cây bonsai
Người chơi bonsai nhất định phải nắm rõ kỹ thuật cắt tỉa nào? Hãy cùng Greenvibes tìm hiểu ngay nhé!
Kỹ thuật cắt tỉa bonsai
Một nguyên tắc cần nhớ khi cắt tỉa cây bonsai là nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên, nhánh phải phân bố theo hình xoắn ốc theo cây thì mới đẹp. Đồng thời khi tắt tỉa đừng cắt quá nhiều, tránh làm cây mất sức. Kết hợp chăm bón kỹ càng để cây phát triển tốt.
Quy trình cắt tỉa cây bonsai như sau:
- Bước 1: Quan sát tổng thể dáng cây kiểng bonsai cần cắt tỉa.
- Bước 2: Tìm cành xoắn và cuộn không tự nhiên, cành che đi phần thân cây hoặc cành mọc theo chiều dọc quá dày, không thể uốn.
- Bước 3: Cắt bỏ.
Kỹ thuật uốn và tạo dáng bonsai
Để biết nên uốn ở phần thân hay bộ rễ, bạn cần căn cứ vào tình trạng mỗi cây. Tuy nhiên, vẫn có một số điều bạn cần lưu ý trước khi tạo dáng cây bonsai như sau:
- Uốn thân rồi mới uốn cành lớn, rồi qua uốn cành nhỏ.
- Uốn cây từ gốc đến ngọn cây.
- Tạo điểm cố định trước rồi mới quấn dây kẽm hoặc dây đồng sau, độ quấn giữ ở mức vừa phải.
Kỹ thuật làm liền sẹo mặt cắt trên bonsai
Khi cắt tỉa xong, bạn cần biết cách làm liền vết cắt lớn để tránh cây bị côn trùng, nấm bệnh tấn công, làm cây bị khô mục, hoặc tệ hơn là chết đi. Chính vì vậy, việc sử dụng kem liền sẹo để tạo độ ẩm cũng như bảo vệ cây là hoàn toàn cần thiết. Bạn có thể tự chế loại keo này bằng mật ong, lưu huỳnh, đất mịn hoặc mua keo có sẵn tại các cửa hàng bán cây bonsai.
Địa chỉ mua cây xanh bonsai đẹp, giá tốt nhất – Greenvibes
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ, nhà vườn chuyên cung cấp cây bonsai đẹp, giá tốt trên địa bàn TPHCM, đừng bỏ qua Greenvibes.
Greenvibes sở hữu vườn ươm lớn với hàng nghìn cây mai, bonsai được tạo tác bởi nghệ nhân lâu năm dày dặn kinh nghiệm. Những nghệ nhân của chúng tôi với đôi bàn tay tài hoa đã phóng tác những dáng cây bonsai đẹp như tranh ra ngoài đời thực.
Mỗi cây bonsai lại mang một vẻ đẹp riêng biệt một dáng hình riêng, ẩn chứa câu chuyện sâu xa, ý nghĩa sâu sắc mà người yêu cây chắc chắn phải trầm trồ.
Không chỉ đẹp bởi vẻ ngoài và ý nghĩa, cây bonsai Greenvibes còn “đẹp” cả về chất lượng. Mỗi sản phẩm cây bonsai của chúng tôi đều được chăm chút kỹ lưỡng, phòng ngừa sâu bệnh định kỳ, đảm bảo cây luôn khỏe mạnh lâu dài.
Khi mua cây kiểng bonsai tại Greenvibes, bạn còn được nghệ nhân hướng dẫn cách chăm sóc để cây luôn phát triển khỏe đẹp.
Nếu bạn có nhu cầu mua cây bonsai đẹp độc lạ nhất thị trường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline hoặc để lại thông tin liên hệ bên dưới để được nhân viên hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.