Cách chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch đúng kỹ thuật
Nội dung
Chăm sóc mai vàng tháng 7 cần chú ý những gì để cây phát triển khỏe mạnh nhất? Tháng 7 là thời điểm mai vàng phân chồi kết nụ, cần được chăm chút tỉ mỉ để mai đủ sức nở hoa to, màu đẹp rực rỡ vào dịp tết. Vậy thì các bạn đừng bỏ qua cách chăm sóc mai vàng tháng 7 đầy đủ và chi tiết nhất được Greenvibes tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
Cách chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch đúng cách
Chăm sóc mai vàng tháng 7 như thế nào là tốt nhất? Mai vàng tháng 7 đã bước vào thời kỳ kết nụ xong, đã có nụ lớn được kết từ tháng 4 hoặc 5. Thông thường thời điểm này sẽ có một vài cơn mưa to bất chợt giúp cây no nước, kích thích nụ hoa nở. Lúc này, bạn nên ngắt bỏ nụ sắp nở đi để cây chăm kết nụ hoa mới.
Để giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn, hãy bón thêm phân cho cây. Nên chọn bón phân pha loãng vào buổi sáng lúc trời nắng, không bón vào lúc trời âm u. Điều này sẽ giúp cây hấp thụ phân và quang hợp tốt hơn.
Thời điểm tháng 7 cũng lá lúc lá mai đã già và bắt đầu thêm đọt, ra lá mai non mạnh mẽ. Để lá mai non phát triển tốt nhất, trở thành bộ lá chủ lực nuôi cây giữ nụ, bạn nên bón thêm phân. Nếu mai không ra đợt lá tháng 7 này mạnh, mai sẽ có nguy cơ nở sớm cao.
Đồng thời, giai đoạn này, bạn cũng cần chú ý phun thuốc định kỳ phòng ngừa nhện đỏ và bọ trĩ, các loại sâu rệp khác.
Cách bón phân cho mai vàng tháng 7
Bón phân là công việc cực kỳ quan trọng khi chăm sóc mai vàng tháng 7, giúp cây mai vàng phát triển tốt nhất ở các tháng sau. Trước tiên, bạn cần xem xét hiện tại cây có tình trạng sinh trưởng và thể trạng ra sao, sau đó mới quyết định cách bón phân hợp lý nhất như sau:
Cây thiếu tháng, phôi mai mới xả tàn, mới hình thành nhánh và đọt: Có thể bón phân như phân bò, gà nén, super lân, NPK 30-10-10,... theo liều lượng được khuyến cáo trên bao bì.
Cây có nút to như hạt gạo: Bón 1 đến 2 lần phân NPK 30-10-10 theo liều lượng trên bao bì, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Không nên bón phân lân và kali, dễ làm mai nở sớm. Bạn nên sử dụng thêm kích rễ m3m xen kẽ trong quá trình bón phân để hãm nụ, không cho chúng phát triển nữa.
Cây có nút kim: Sử dụng NPK 16-16-18 hoặc NPK 16-12-8, kết hợp với phân dơi ăn trái. Chú ý bón theo liều lượng được gợi ý trên bao bì để tăng hiệu quả chăm sóc.
Cây có ít hoặc chưa có nút kim: Bón 1 đến 2 lần phân NPK 15-30-15 theo liều lượng sử dụng trên bao bì, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Khi chăm sóc mai vàng tháng 7, bạn chắc chắn sẽ không muốn cây mai của mình bị sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên, thời điểm này thường có mưa kéo dài liên miên, trong khi đó cây lại đang phát triển nụ, rất dễ sản sinh sâu bệnh. Vậy đâu là những loại sâu bệnh thường xuất hiện nhất vào thời điểm này?
Bệnh bọ trĩ
Bọ trĩ thường tàn phá cây mai rất nặng nề, đặc biệt là những chiếc lá non mới mọc. Chúng rất thích tấn công phần lá non và đỉnh sinh trưởng, sau đó ăn mất biểu bì lá rồi hút hết nhựa đi. Kết quả, sau đó lá non trở nên quăn queo, còi cọc, khô giòn và dễ rơi rụng.
Bọ trĩ phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa khô hạn lúc nắng nóng, sau đó giảm đi vào mùa mưa có độ ẩm cao. Bọ trĩ trưởng thành có kích thước nhỏ khoảng từ 1 - 1.5mm, rất khó phát hiện, thân chúng màu đen, con non sẽ có màu vàng ngà. Chu kỳ sinh trưởng của chúng kéo dài từ 4 đến 10 ngày, khá ngắn nhưng lại gây nhiều thiệt hại đối với cây mai vàng.
Cách trị: Phun thuốc Confidor, Lannat,... vào lúc mai vàng ra lá non. Tuy nhiên cần chú ý thay đổi thuốc có gốc hóa học khác nhau để tiêu diệt bọ trĩ triệt để, tránh chúng bị lờn thuốc.
Nếu muốn tư vấn thêm về mai vàng và kiến thức chăm sóc cây mai, đừng quên liên hệ với chúng tôi nhé.
Khi chăm sóc mai vàng tháng 7, bạn cần phải đề phòng nhện đỏ tấn công cây. Nhện đỏ thường có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0.5mm (trưởng thành).
Loại bệnh hại này thường phát triển mạnh vào mùa khô. Chúng thích trú ngụ dưới lá bánh tẻ và lá già để ăn biểu bì và hút nhựa. Lâu ngày, lá sẽ chuyển sang màu nâu rám hoặc lốm đốm nâu, rất dễ khô rụng. Nhện đỏ có thể sống từ 14 đến 16 ngày và phát triển quanh năm.
Cách trị: Bạn có thể sử dụng thuốc phòng trừ như Kelthane, Ortus,…
Bên cạnh bọ trĩ và nhện đỏ, mai cũng thường bị các loại rệp tấn công như rệp vảy, rệp hồng, rệp sáp,... Chúng thường phát triển mạnh nhất lúc độ ẩm cao, thiếu nắng. Chính vì thế mà người chăm sóc mai vàng tháng 7 cần hết sức lưu ý.
Những con rệp trưởng thành sẽ bám vào phần nách lá hoặc các vết nứt trên cành để hút nhựa cây, khiến lá mai dễ bị rụng sớm.
Cách trị: Bạn có thể phun thuốc Suprathion, actara, Admire, … để phòng ngừa rệp tấn công.
Mỗi dịp tết đến xuân về, sắc xuân tràn ngập trên mọi nẻo đường, nhà nhà bắt đầu chuẩn bị trang hoàng nhà cửa đón vận may và tài lộc vào nhà. Nhiều gia đình chọn đặt những chậu mai vàng ươm, cầu chúc cho năm mới mọi điều bình an, vạn sự như ý.
Ai cũng mong muốn sở hữu được chậu mai vàng rực rỡ đón tết ấm áp, tuy nhiên chưa chắc đã biết nơi mua mai vàng giá tốt, uy tín trên địa bàn TPHCM đúng không? Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua mai vàng tại TPHCM, đừng bỏ qua Greenvibes Garden.
Tại vườn ươm Greenvibes Garden sở hữu hàng trăm chậu mai vàng với nhiều kích thước và mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu chơi mai Tết của người dân tại TPHCM. Mỗi chậu mai của chúng tôi đều được uốn nắn và chăm chút kỹ lưỡng từ nhiều tháng trước, đảm bảo hoa nở tròn đẹp và đầy đặn, mang đến vượng khí, may mắn cho gia đình ngày đầu năm mới.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé.
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được cách chăm sóc mai vàng tháng 7 đầy đủ và chi tiết nhất. Việc chăm sóc mai vàng đòi hỏi bạn cần tốn nhiều thời gian chăm chút và quan sát tỉ mỉ. Thế nhưng khi ngắm nhìn chậu mai vàng tết rực rỡ, bạn sẽ cảm thấy công sức bỏ ra thực sự rất đáng đấy.
Vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm, cây mai vàng sẽ có những nhu cầu chăm sóc riêng biệt. Điều này sẽ giúp cây thích nghi và phát triển phù hợp với quá trình ra hoa, tạo tàn, hay hạn chế được tình trạng sâu bệnh khi thời tiết
Tháng 8 âm lịch là thời điểm bắt đầu xuất hiện các đợt mưa dầm, tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh, ẩm mốc phát triển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mai tạo nụ và cần có nguồn dinh dưỡng đầy đủ để có thể sinh trưởng,
Những cành mai vàng rực rỡ là biểu tượng không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Thế nhưng, để có những được những nụ hoa tươi sắc, bạn cần phải chăm bón cây thật tốt trong suốt cả năm dài, đặc biệt là vào những tháng cận
Để mai nở đúng thời điểm, người trồng cần phải có những kỹ thuật chăm bón, kết hợp tính toán thời gian theo từng giai đoạn thích hợp. Vậy cần chăm sóc mai vàng tháng 5 như thế nào để có được chậu mai đẹp và hạn chế tối đa
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, cây mai vàng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và cần điều kiện chăm sóc riêng biệt. Với cách chăm sóc mai vàng từng tháng hiệu quả, bạn sẽ có được một mùa mai rực rỡ đón xuân, đồng thời cây cũng sinh trưởng
Chăm sóc mai tháng 12 cần chú ý những gì để hoa nở đúng dịp Tết? Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm thì việc chăm sóc mai vàng sẽ gặp không ít khó khăn. Đừng lo, Greenvibes sẽ cùng bạn tìm hiểu những điểm cần lưu ý khi
Cách chăm sóc mai vàng tháng 11 nở hoa đúng Tết như thế nào? Nếu quy trình và cách chăm sóc mai vàng không đúng sẽ khiến mai nở muộn hoặc sớm hơn, không đúng dịp. Sau đây, hãy cùng Greenvibes tìm hiểu ngay cách chăm sóc chăm sóc mai