[Giải đáp] Ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất?
Nội dung
Để những cây mai khỏe mạnh, có sức sống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao,... thì xây dựng chế độ chăm sóc, tưới nước thích hợp vẫn chưa đủ. Mà kỹ thuật nhân giống mai, chọn ghép mai vàng vào tháng mấy cũng là yếu tố vô cùng quan trọng được nhiều chủ nhà vườn, nghệ nhân chơi mai đặc biệt lưu ý. Vậy nên ghép mai vàng vào tháng mấy thì thích hợp nhất? Kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay là gì? Cùng Greenvibes đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất?
Vào mỗi giai đoạn khác nhau, cây mai vàng sẽ có tốc độ sinh trưởng và nhu cầu chăm sóc khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, có những thời điểm cây khỏe mạnh, thích hợp cho việc cắt ghép, nhưng cũng sẽ có những thời điểm cây bị suy yếu, điều kiện thời tiết không thích hợp,... Việc cấy ghép lúc này sẽ khiến cây khó thích nghi và không mang lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy, lựa chọn được một thời điểm hoàn hảo, đồng thời áp dụng kỹ thuật ghép đúng sẽ có thể giúp bạn tạo nên những sản phẩm mai đầy nghệ thuật và có giá trị kinh tế cao.
Vậy ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất? Câu trả lời sẽ là từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 âm lịch, hoặc từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch.
Các nghệ nhân làm vườn thường chọn những khoảng thời gian này để cấy ghép cây mai vì những lý do như sau:
Thứ nhất, sau mỗi đợt cho hoa, dưỡng chất của cây sẽ tập trung lại để nuôi dưỡng nụ và hoa. Chính vì vậy ngay khi hoa tàn, chất dinh dưỡng mà cây có được sẽ không đủ nhiều để có thể nuôi sống thêm các cành mới. Vậy nên đây sẽ là thời điểm không tốt để bạn có thể tiến hành công việc cất ghép mai vàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 3 - tháng 4, cây đã chính thức được hồi phục sức khỏe, bắt đầu tích trữ nhựa ở thân, lá, cành. Đây là điều kiện thuận lợi để chồi cây mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, mai sẽ thường sinh trưởng mạnh trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch. Vậy nên việc ghép mai từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch sẽ giúp các chồi non phát triển thuận mùa hơn (thiên thời). Nếu như chọn ghép cành mai vào những tháng khác, các chồi ghép sẽ chỉ phát triển 1 - 2 cơi đọt trong mùa sinh sản, chậm phát triển. Từ đó không đủ lá để cây quang hợp nuôi rễ, trao đổi chất, hay hút nước trong các mùa mưa dầm từ 7 - 8 - 9 âm lịch.
Khi đã tìm hiểu rõ nên ghép mai vàng vào tháng mấy, bạn hãy tham khảo thêm một số kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay để đạt được tỷ lệ thành công cao. Theo đó, có 3 kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến được các nghệ nhân sử dụng thường xuyên nhất:
Kỹ thuật ghép mắt ngủ
Mắt ngủ là những mầm sinh trưởng tốt của cây mẹ, được lấy từ mắt nách lá, mắt vây cá,... và nên có cùng tuổi với gốc ghép mới. Theo đó, khi tiến hành kỹ thuật ghép này, bạn cần tìm những mầm ghép không quá non, không quá già, sau đó cắt hết lá và chỉ chừa lại phần cuống. Cụ thể, trình tự của kỹ thuật ghép mắt ngủ sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng dao tách một phần vỏ hình chữ nhật (kích thước khoảng 0.5 x 1cm) theo chiều dọc mầm ghép.
Bước 2: Ở phần mắt ghép, bạn cũng tiến hành khắc 1 hình chữ nhật với kích thước tương tự, bao lấy một cuống lá đã rụng. Sau đó cẩn thận tách ra khỏi thân cây.
Bước 3: Đưa mầm ghép đã chuẩn bị áp khít vào phần thân đã tách ở bước 1. Sau đó quấn lớp vor đã tách quanh lớp mắt ngủ. Lưu ý luôn đảm bảo rằng miếng ghép khít với thân và không bị dính nước.
Bước 4: Dùng nylon quấn chặt mắt ghép và mang cây vào nơi thoáng mát. Trong 3 ngày đầu, bạn chỉ nên tưới nước ở phần gốc, không tưới phần cây. Tiếp đó, bạn sẽ tưới ướt cả cây trong 10 ngày; và đưa ra nắng, tháo nylon khi đã đủ 15 ngày. Nếu như mầm ghép còn tươi, và vẫn dính chặt trên giống ghép, có nghĩa bạn đã thành công.
Kỹ thuật ghép mai cắm đọt
Ghép mai vàng vào tháng mấy? Nếu như bạn chọn cắt ghép cây vào mùa mưa, thì phương pháp ghép mắt ngủ sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên chọn kỹ thuật ghép mai cắm đọt, với cách làm cụ thể như sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn sẽ cắt đôi phần đọt cần ghép. Sau đó vạt ngọn thành hình cây nêm.
Bước 2: Tiếp tục tiến hành cắt phần vỏ bên hông của gốc ghép và cắm phần đọt ghép vào.
Bước 3: Sử dụng dây nylon để cố định phần đọt và phần gốc ghép. Bạn cũng cần đảm bảo được bề mặt tiếp xúc của đọt và gốc ghép chặt lại với nhau.
Bước 4: Sau khoảng 2 tuần, bạn đã có thể tháo dây nylon ra, sau đó kiểm tra phần đọt cây và gốc ghép có dính chặt, liên kết với nhau chưa.
Kỹ thuật ghép mắt kim
Một trong những phương pháp ghép cây cũng được nghệ nhân trồng mai áp dụng phổ biến đó là ghép mắt kim. Đây là kỹ thuật ghép sử dụng mắt lá cho vào chồi ghép gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này đó là tỷ lệ sống cao, thành phẩm đẹp. Theo đó, cách ghép mai vàng mắt kim có quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn những mầm mai có sức sống tốt, to khỏe.
Bước 2: Tại gốc ghép, sử dụng dao chuyên dụng rạch 2 đường song song theo chiều dọc và chiều ngang của cây, sao cho tạo thành hình chữ H có 2 gạch ngang.
Bước 3: Dùng dao tách nhẹ phần vỏ ở 2 gạch ngang hình chữ H để đặt mầm ghép vào.
Bước 4: Bạn chọn mầm kim của giống mai muốn ghép. Tiếp đó dùng mũi dao nâng nhẹ 2 phần vỏ còn lại ở gốc ghép để đưa mắt ghép vào. Lúc này, 2 đầu mắt ghép sẽ được 2 phần vỏ của gốc ghép đè chặt. Bạn chỉ cần sử dụng nylon cột kín lại.
Bước 5: Sau khoảng 2 tuần, bạn đã có thể tháo bỏ nylon và quan sát. Nếu mầm cây đã lên mạnh, bạn hãy tháo nốt nylon để chồi cây phát triển bình thường.
Kết luận
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất, cũng như gợi ý một số kỹ thuật ghép mai mang lại tỷ lệ thành công cao. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có thêm kinh nghiệm lựa chọn được thời điểm, cũng như phương án ghép mai thích hợp. Từ đó có được những chậu mai đẹp, độc đáo, ứng dụng trong trang trí không gian sống, hoặc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bạn thành công!
Mỗi dịp tết đến, xuân về ngoài nồi bánh chưng, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu nét rực rỡ của trăm hoa đua nhau khoe sắc. Và thứ không thể thiếu trong dịp Tết tại mỗi gia đình miền Nam đó là mai vàng. Vậy mua mai vàng quận
Cũng như nhiều loại cây cảnh khác, bước qua mỗi một mùa hoa, mai vàng cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách. Trong đó, cách tỉa mai sau Tết, kết hợp với việc bổ sung một số loại phân bón, dưỡng chất thích hợp sẽ giúp cây
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây mai, đôi lúc bạn sẽ bắt gặp tình trạng mai bị héo, thậm chí chết dần do ngập úng. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được cách nhận biết cây mai bị úng nước, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những phương
Nhiều người cho rằng, mai vàng là loại cây cảnh có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường sống khác biệt, và không cần chăm bón quá nhiều. Thậm chí để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, bạn chỉ cần cắt tỉa cành lá thường xuyên, cung cấp
Vôi là một loại khoáng sản có thể được sử dụng để cải thiện đất trong việc trồng cây. Việc bón vôi cho cây mai sẽ tạo môi trường đất tốt để mai phát triển, cải thiện sức kháng của cây. Vậy bón vôi cho cây mai như thế nào,
Mai vàng luôn là một biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam, và việc mua sắm mai vàng luôn là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho một mùa xuân đủ đầy. Bổ sung vào lựa chọn của bạn 5 địa chỉ
Bạn đã từng nghe qua giống mai giảo Thủ Đức chưa? Mai giảo Thủ Đức được đánh giá là loài mai rực rỡ nhất và lâu tàn nhất, rất được ưa chuộng trong giới trồng mai cảnh. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá xem mai giảo Thủ Đức
Đâu là cây mai đẹp nhất Việt Nam hiện nay? Cây mai đẹp không chỉ là một loài cây cảnh đặc trưng mỗi độ xuân về, mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và thành công vào dịp Tết Nguyên Đán. Cây mai đẹp là một
Mỗi mùa Tết đã qua, để giữ cho cây mai luôn khỏe mạnh và có thể khoe sắc sang năm sau, thì việc chăm sóc sau Tết là điều cực kỳ quan trọng. Đây là lúc mà một dịch vụ chăm sóc mai sau Tết uy tín và chất lượng
Giá mai vàng hiện nay là bao nhiêu? Sự xuất hiện của mai vàng trong gia đình được xem là hương vị không thể thiếu trong ngày Tết. Chính vì thế mà giá bán mai vàng và địa chỉ mua mai thường được rất nhiều người quan tâm trong thời