Bật mí cách chăm sóc mai vàng từng tháng chi tiết nhất
Nội dung
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, cây mai vàng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và cần điều kiện chăm sóc riêng biệt. Với cách chăm sóc mai vàng từng tháng hiệu quả, bạn sẽ có được một mùa mai rực rỡ đón xuân, đồng thời cây cũng sinh trưởng và phát triển ổn định hơn sau khi mùa hoa kết thúc. Tuy nhiên, cách chăm mai vàng lại không hề đơn giản, vì nó còn liên quan đến nhiều yếu tố như dinh dưỡng, dịch bệnh, sâu nấm,...
Vậy bạn đã biết cách chăm sóc cây mai hợp lý? Hãy cùng Greenvibes tìm hiểu những kiến thức cơ bản về phương pháp chăm sóc cây mai vàng vô cùng hiệu quả qua bài viết sau đây!
Cách chăm sóc mai vàng từng tháng, từng giai đoạn
Đối với những nghệ nhân trồng mai, cách chăm sóc mai vàng từng tháng là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và cần mẫn. Và như đã đề cập, nhu cầu dinh dưỡng, cách chăm mai vàng sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn (thường được chia làm 4 giai đoạn chính). Cụ thể như sau:
Giai đoạn phục hồi và phát triển (Từ tháng 1 đến 6 âm lịch)
Vào thời điểm đầu năm, cũng là lúc kết thúc mùa hoa, mai đã dùng hết nhựa cây để tạo hoa và trở nên kiệt sức. Đây là lúc bạn cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (chẳng hạn như đạm, phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ,..) để giúp cây được hồi phục và sinh trưởng khỏe mạnh hơn. Vậy cách chăm sóc mai vàng từng tháng như thế nào là thích hợp nhất?
Từ tháng 1 đến tháng 2
Từ tháng 1 đến tháng 2 là thời điểm sau khi chưng mai Tết. Đầu tiên, đối với những chậu mai trong nhà, bạn cần nhanh chóng mang chúng ra ngoài trời. Lưu ý rằng vị trí đặt chậu mai phải thoáng đãng, có bóng mát, hoặc được che chắn cẩn thận và không bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời.
Sau khi đã tìm được cho cây một địa điểm thích hợp, bạn sẽ tiến hành ngắt hết hoa, nụ, quả còn thừa trên cây. Chỉ chừa lại những chồi lá non (nếu có) để cây tiếp tục được trao đổi chất. Quá trình cũng sẽ diễn ra tương tự đối với những cây mai được trồng ngoài trời.
Rằm tháng giêng sẽ là thời điểm mai đã khỏe mạnh hơn, vậy nên bạn có thể bắt đầu công đoạn cắt tỉa tàn. Những cành cây khô, yếu, vươn dài, bị sâu bệnh,.. sẽ được loại bỏ. Đồng thời bạn cũng có thể cắt tỉa cây theo những dáng mai mà mình yêu thích. Cách chăm sóc mai vàng từng tháng mà bạn cũng cần lưu ý chính là chỉ hạ tàn cây, khi cây đã đủ khỏe mạnh.
Đối với mai trồng trong chậu, đừng quên thay đất và chậu mới, để cây nhanh chóng hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết. Sau đó, để mai hồi phục nhanh chóng hơn, bạn có thể sử dụng phân lân, kết hợp NPK 30 - 10 - 10 để bón cho mai.
Từ tháng 3 đến tháng 4
Từ đầu tháng 3 trở đi, mai vàng đã bắt đầu sinh trưởng mạnh mẽ hơn. Lúc này bạn có thể dùng thêm các loại phân hữu cơ hoại mục, phân hữu cơ sinh học để bón cho cây. Đồng thời tiếp tục kết hợp thêm nhiều loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để lá và thân cây được phát triển tốt nhất.
Khi những cơn mưa đầu mùa kéo đến, nhiều mầm non bắt đầu xuất hiện. Vậy nên cách chăm sóc mai vàng từng tháng lúc này chính là sử dụng thêm những loại phân bón hấp thụ qua lá để thúc đẩy chồi non phát triển.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4, cây đã dần có được sức sống tốt cùng tán lá xanh mướt. Tuy nhiên thời tiết lúc này lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh hại cây như nấm hồng, thán thư,... Vậy nên bạn cũng cần chú việc tỉa đi những cành lá quá xum xuê để tạo độ thoáng, hay loại bỏ đi những cành cây hỏng nhằm hạn chế tình trạng sâu bệnh.
Từ tháng 5 đến tháng 6
Khi tiến hành cách chăm sóc mai vàng từng tháng, dường như giai đoạn tháng 5 - 6 là lúc cây phát triển ổn định nhất. Lúc này bạn đã có thể bắt đầu định hình và uốn nắn thân cây theo sở thích bản thân. Đừng quên tiếp tục kiểm tra và tỉa bớt những cành cây quá ốm yếu, những cành cây bị sâu bệnh,... để không làm hao phí chất dinh dưỡng nuôi cây.
Tuy nhiên khi thời tiết giao mùa, lượng mưa bắt đầu nhiều hơn, sâu bệnh cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy nên ngoài công tác cắt tỉa, chăm bón thông thường, bạn cũng cần phun thêm các loại thuốc thích hợp để loại bỏ mầm bệnh kịp thời.
Nếu là mai trồng trong chậu, bạn cũng cần kiểm ra thường xuyên xem chậu có đảm bảo được khả năng thoát nước không và có sự điều chỉnh.
Trong giai đoạn làm nụ, cách chăm sóc mai vàng từng tháng sẽ diễn ra như thế nào? Có thể nói, bắt đầu vào giữa năm (từ tháng 6 - 9), mai đã sở hữu tán lá xanh sẫm, cùng rất nhiều nụ hoa ngập tràn sức sống. Nếu bạn học được cách chăm mai vàng hiệu quả, cây sẽ cho ra rất nhiều nụ hoa chất lượng.
Ngược lại, nếu cây bị rợp bóng, hoặc tán cây không được thông thoáng, cây thiếu chất dinh dưỡng,... sẽ cho ra ít nụ hoa hơn.
Các nghệ nhân trồng mai chia sẻ rằng, không nên bấm đọt cây trong giai đoạn này. Việc bạn cần làm đó là chăm sóc cây thật tốt, để cây tránh bị sâu bệnh. Bạn có thể sử dụng kết hợp một số loại phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ thích hợp để thúc đẩy cây phát triển mạnh mẽ.
Cụ thể, bạn có thể bón phân NPK với hàm lượng 20-20-15 + TE, 17-17-17, 16-16-8+TE, Better Tím 16-12-8-11S TE,... để kích thích cây tạo nụ tự nhiên.
Giai đoạn làm bông đón Tết (Từ tháng 9 đến 10 âm lịch)
Tháng 9 - 10 trong năm là giai đoạn mai đã ngừng sinh trưởng. Theo đó, cách chăm sóc mai vàng từng tháng lúc này đó là sử dụng NPK và Dynamic để bón cho cây. Tuy nhiên, bạn cần pha loãng hỗn hợp này và bón 2 tuần 1 lần. Đồng thời khi quan sát, nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, bạn phải sử dụng phân NPK có hàm lượng K cao hơn. Vào đầu tháng 10, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm phân bón giàu đạm.
Theo kinh nghiệm, cũng trong khoảng thời gian này, nếu mai chỉ còn ít lá sẽ khiến hoa nở sớm, còn đối với những cây có quá nhiều lá sẽ khiến nụ hoa kém phát triển. Chính vì lẽ đó, bạn nên chú ý có cách xử lý lá cây thích hợp. Chẳng hạn như cách siết nước cho cây nếu cây còn quá nhiều lá xanh.
Giai đoạn làm hình thành bông hoàn chỉnh (Từ tháng 11 đến 12 âm lịch)
Sử dụng phân vô cơ để bón thúc cho cây từ cuối tháng 10, chậm nhất là vào đầu tháng 11. Và để tăng chất lượng của hoa, bạn sẽ bón thêm phân lân rãi trên mặt đất, hoặc pha trong nước và tưới xung quanh gốc mai.
Để mai sau khi ra hoa không bị mất sức quá nhiều, một mẹo nhỏ trong cách chăm sóc mai vàng từng tháng mà bạn cần lưu ý chính là hãy bón thêm cho cây một ít phân Úc vừa đủ. Đầu tháng 12 sẽ là thời điểm bón phân thích hợp nhất. Cách làm này cũng sẽ giúp hoa mai của bạn tươi sắc và ít bị rụng hơn.
Hình ảnh cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mai vàng khoe sắc là cột mốc đánh dấu cho một năm mới ngập tràn may mắn, tươi vui, tài lộc, sung túc đến với mọi nhà. Vậy, bên cạnh cách chăm sóc mai vàng từng tháng, bạn đã biết nên mua cây mai vàng ở đâu giá tốt nhất TPHCM chưa?
Hãy ghé thăm khu vườn xanh thơ mộng của Greenvibes - Một địa chỉ cung cấp cây xanh vô cùng uy tín, chất lượng, cùng mức giá vô cùng hợp lý tại TPHCM. Đến với Greenvibes, bạn sẽ không chỉ tìm được cho mình những cây mai vàng tươi tốt, khỏe mạnh, mà nơi đây còn là nổi bật với vô vàn các giống cây cảnh, cây xanh tinh tế, đơn giản, thích hợp với mọi không gian sống.
Những chậu mai xinh xắn, hay những loài cây ảnh sân vườn, cây cảnh để bàn,... đều được chúng tôi nuôi trồng kỹ lưỡng và chu đáo. Đảm bảo cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất với quy trình kiểm tra, đóng gói và vận chuyển chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường.
Kết luận
Có thể nhận thấy, cách chăm sóc mai vàng từng tháng là một quá trình khá dài. Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách chăm cây mai vàng. Từ đó bồi dưỡng thêm cho mình nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc mai, và có được một mùa hoa thật rực rỡ trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Nếu như bạn vẫn chưa tìm được cho mình một địa chỉ mua mai vàng giá tốt, chất lượng tại TPHCM, Greenvibes sẽ là điểm đến hoàn hảo dành cho bạn! Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và đặt hàng nhanh nhất.
Vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm, cây mai vàng sẽ có những nhu cầu chăm sóc riêng biệt. Điều này sẽ giúp cây thích nghi và phát triển phù hợp với quá trình ra hoa, tạo tàn, hay hạn chế được tình trạng sâu bệnh khi thời tiết
Lặt lá mai vào mỗi dịp xuân về có vẻ là một hoạt động khá quen thuộc. Tuy vậy vẫn không ít người chưa biết cách lặt vào thời điểm nào và lặt lá mai như thế nào để hoa nở đúng vụ. Vậy nên lặt lá mai trước Tết
Mai vàng là biểu tượng của sự tươi mới và may mắn trong những ngày đầu năm mới. Vì thế mà việc trồng và chăm sóc mai vàng đã trở thành một vấn đề được nhiều rất nhiều người quan tâm. Trong đó, khoảng cách trồng mai vàng cũng như
Kích thích hoa mai ra hoa là điều mà nhiều người vẫn làm khi Tết đến. Ngoài thuốc phun kích thích ra hoa mai thì còn có những biện pháp kích thích hoa mai nào khác? Trong bài viết này, hãy cùng Greenvibes tìm hiểu sâu hơn những cách xử
Tháng 8 âm lịch là thời điểm bắt đầu xuất hiện các đợt mưa dầm, tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh, ẩm mốc phát triển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mai tạo nụ và cần có nguồn dinh dưỡng đầy đủ để có thể sinh trưởng,
Những cành mai vàng rực rỡ là biểu tượng không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Thế nhưng, để có những được những nụ hoa tươi sắc, bạn cần phải chăm bón cây thật tốt trong suốt cả năm dài, đặc biệt là vào những tháng cận
Để mai nở đúng thời điểm, người trồng cần phải có những kỹ thuật chăm bón, kết hợp tính toán thời gian theo từng giai đoạn thích hợp. Vậy cần chăm sóc mai vàng tháng 5 như thế nào để có được chậu mai đẹp và hạn chế tối đa
Chăm sóc mai vàng tháng 7 cần chú ý những gì để cây phát triển khỏe mạnh nhất? Tháng 7 là thời điểm mai vàng phân chồi kết nụ, cần được chăm chút tỉ mỉ để mai đủ sức nở hoa to, màu đẹp rực rỡ vào dịp tết. Vậy
Chăm sóc mai tháng 12 cần chú ý những gì để hoa nở đúng dịp Tết? Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm thì việc chăm sóc mai vàng sẽ gặp không ít khó khăn. Đừng lo, Greenvibes sẽ cùng bạn tìm hiểu những điểm cần lưu ý khi
Cách chăm sóc mai vàng tháng 11 nở hoa đúng Tết như thế nào? Nếu quy trình và cách chăm sóc mai vàng không đúng sẽ khiến mai nở muộn hoặc sớm hơn, không đúng dịp. Sau đây, hãy cùng Greenvibes tìm hiểu ngay cách chăm sóc chăm sóc mai