Blog

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh lá mai bị đốm vàng

Lá mai bị đốm vàng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng trừ

Nội dung

Lá mai bị đốm vàng sau đó rụng đi dù chưa đến mùa Tết đã khiến không ít người chăm sóc cây cảnh lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa loại bệnh này như thế nào? Hãy cùng Greenvibes tìm hiểu về bệnh đốm vàng trên mai và cách trị dứt điểm nhé.

Bệnh đốm vàng trên lá mai là gì?

Bệnh đốm vàng trên lá mai (còn được gọi là bệnh thán thư), có tên khoa học là Pestalozzia palmarum. Đây là loại bệnh phổ biến nhất trên cây mai vàng hiện nay. Lá mai bị đốm vàng có thể lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời, làm cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá rụng, không ra hoa, hoặc thậm chí là hết cây.

Dấu hiệu nhận biết lá mai bị đốm vàng

Bệnh đốm vàng trên lá mai khởi phát với những chấm nhỏ li ti, sau đó lây lan nhanh chóng sang cả mặt lá rồi đến phần viền. Vết bệnh lan truyền có màu nâu đậm, giữa phần mô bệnh và mô khỏe sẽ có các quầng màu vàng nhạt.

Khi bệnh phát triển nặng hơn, vết bệnh sẽ liên kết với nhau thành những đốm lớn với nhiều hình dạng khác nhau. Lá bệnh già xuất hiện từ dưới gốc lên đến ngọn, màu lá chuyển sang nâu hoặc nâu đen. Sau đó, bệnh sẽ lan truyền từ lá già sang lá non và các mầm non của cây mai. Những phần đọt non bị nhiễm bệnh sẽ bị cháy khô, sau đó bị rụng, toàn bộ cây mai trở nên còi cọc, ra hoa không đẹp trong dịp Tết.

Nguyên nhân lá mai bị đốm vàng

Lá mai bị đốm vàng nguyên nhân là gì?
Lá mai bị đốm vàng nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân lá mai bị đốm vàng là do Pestalotia palmarum - nấm đốm lá gồm các sợi nấm đa bào, không màu và không phân nhánh. Nấm sẽ hình thành các đĩa vũm hơi lõm ở mô bệnh già, sau đó liên kết với nhau theo mật độ dày đặc hơn. Khi nấm sản sinh quá mức sẽ tạo thành các cụm và sinh ra nhiều bào từ nấm mới hơn nữa, khiến cây mai nhiễm bệnh ngày càng nặng hơn.

Cách phòng trừ tình trạng lá mai bị đốm vàng

Để tránh tình trạng lá mai bị đốm vàng, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Tạo độ thông thoáng cho cây bằng cách điều chỉnh mật độ trồng mai.
  • Thường xuyên cắt tỉa những lá bị bệnh, vệ sinh đều đặn, không để bệnh lây lan sang những cây khác.
  • Bón thêm phân hữu cơ và kaki với liều lượng hợp lý, giúp cây có đủ sức khỏe chống chọi lại bệnh đốm vàng.
  • Khi cây xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn có thể phun thuốc Viben C đều trên hai mặt lá từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày. Để phòng ngừa bệnh này, bạn có thể phun thuốc 10 - 15 ngày/lần.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân cây mai vàng bị chết nhánh - Cách khắc phục

Một số bệnh đốm phổ biến khác trên mai

Ngoài bệnh lá mai bị đốm vàng, cây mai còn có thể gặp một số loại bệnh khác như sau:

Bệnh đốm tảo trên mai vàng

Bệnh đốm tảo (còn được gọi là bệnh đốm rong) do một loại tảo gây ra.

  • Dấu hiệu: Lá mai xuất hiện đốm tròn khoảng 3-5mm, hơi nhô so với mặt lá, đốm có xanh xám hoặc đỏ nâu rồi chuyển dần sang xám nâu. Khi gặp điều kiện thích hợp, vết đốm bệnh sẽ lây lan nhanh, dưới mặt lá sẽ thấy rõ mô lá bị phá hoại với những sợi tảo mọc xuyên qua màu đỏ nâu. Khi lá bị bệnh nặng sẽ bị bao phủ với nhiều đốm dày đặc.
  • Vị trí xuất hiện: Lá trưởng thành
  • Điều kiện xuất hiện: Ở môi trường độ ẩm cao, vườn mai không thông thoáng hoặc ở mai lâu năm.
  • Phòng ngừa: Thường xuyên cắt tỉa lá, tạo thông thoáng cho lá mai quang hợp. Nếu cây hay bị đốm tảo thường xuyên, hãy dùng vôi quét lên thân cây vào đầu và cuối mùa mưa để phòng ngừa bệnh.
  • Cách trị bệnh: Nếu cây mai xuất hiện bệnh, hãy dùng thuốc gốc đồng như COC 85, Master Cop 21SL…phun trên khu vực bị đốm tảo như lá mai, thân hoặc cành.

>>> Đừng bỏ qua: Nguyên nhân cây mai ra lá non bị cháy và cách khắc phục

Bệnh đốm đồng tiền trên mai vàng

Bệnh đốm đồng tiền trên mai vàng
Bệnh đốm đồng tiền trên mai vàng

  • Điều kiện xuất hiện: Ở môi trường độ ẩm cao, thường xuất hiện ở thân cây lâu năm hoặc cây có lá rậm rạp, thông thoáng kém, ít được chiếu sáng, thân có lớp vỏ đã chết, thích hợp để rong rêu và nấm hoại sinh sinh trưởng.
  • Dấu hiệu: Đốm đồng tiền là mảng địa y, thuộc dạng cộng sinh giữa rêu và nấm. Bệnh thường tập trung ở sát gốc cây trong giai đoạn đầu, sau đó phát triển lên các nhánh. Vết bệnh sẽ loang lổ tròn như đồng tiền, có màu xám xanh hoặc xám trắng. Khi bệnh phát triển mạnh, vết bệnh sẽ liên kết với nhau tạo thành mảng lớn đa dạng. Các vết bệnh xếp chồng lên nhau, chiếm diện tích lớn trên phần vỏ mai. Vỏ mai lúc này sẽ có độ xốp như một lớp nhung, tập trung bao quanh ở gốc mai.
  • Ảnh hưởng: Dù địa y phát triển bên ngoài vỏ cây không gây hại lớn, nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai.
  • Phòng ngừa: Dọn dẹp sạch sẽ vườn cây, tạo độ thông thoáng, khô ráo cho vườn mai, tạo điều kiện cho phần tán lá và dưới gốc mai được nhận nhiều ánh sáng tự nhiên. Nếu cây thường xuyên bị bệnh đốm đồng tiền, hãy dùng vôi hoặc thuốc gốc đồng như Viben C 50BTN, Norshield 86.2 WG, Bordeaux 25WP, COC 85,… quét lên phần thân cây vào đầu và cuối mùa mưa.

>>> Tham khảo thêm: 5 Mẹo nhận biết cây mai bị úng nước và cách xử lý đơn giản

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa lá mai bị đốm vàng. Hi vọng thông qua đó, bạn có thể chăm sóc mai vàng ra hoa đúng dịp Tết, mang tài lộc và may mắn cho gia đình của mình.

Tags :  

Chia sẻ bài viết :  

Bài viết khác

ghép mai vàng vào tháng mấy - Greenvibes

[Giải đáp] Ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất?

Để những cây mai khỏe mạnh, có sức sống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao,… thì xây dựng chế độ chăm sóc, tưới nước thích hợp vẫn chưa đủ. Mà kỹ thuật nhân giống mai, chọn ghép mai vàng vào tháng mấy cũng là yếu tố vô cùng

Bật mí địa chỉ mua mai vàng quận 2 giá tốt 2024

Bật mí địa chỉ mua mai vàng quận 2 giá tốt 2024

Mỗi dịp tết đến, xuân về ngoài nồi bánh chưng, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu nét rực rỡ của trăm hoa đua nhau khoe sắc. Và thứ không thể thiếu trong dịp Tết tại mỗi gia đình miền Nam đó là mai vàng. Vậy mua mai vàng quận

cách tỉa mai sau tết - Greenvibes

Bật mí cách tỉa mai sau Tết giúp cây nhanh hồi phục nhất

Cũng như nhiều loại cây cảnh khác, bước qua mỗi một mùa hoa, mai vàng cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách. Trong đó, cách tỉa mai sau Tết, kết hợp với việc bổ sung một số loại phân bón, dưỡng chất thích hợp sẽ giúp cây

cây mai vàng bị chết nhánh - Greenvibes

Nguyên nhân cây mai vàng bị chết nhánh – Cách khắc phục

Nhiều người cho rằng, mai vàng là loại cây cảnh có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường sống khác biệt, và không cần chăm bón quá nhiều. Thậm chí để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, bạn chỉ cần cắt tỉa cành lá thường xuyên, cung cấp

Bón vôi cho cây mai đúng cách, đạt hiệu quả tốt

Bón vôi cho cây mai đúng cách, đạt hiệu quả tốt

Vôi là một loại khoáng sản có thể được sử dụng để cải thiện đất trong việc trồng cây. Việc bón vôi cho cây mai sẽ tạo môi trường đất tốt để mai phát triển, cải thiện sức kháng của cây. Vậy bón vôi cho cây mai như thế nào,

mua bán mai vàng - Greenvibes

Địa chỉ mua bán mai vàng Tết giá tốt, chất lượng TPHCM

Mai vàng luôn là một biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam, và việc mua sắm mai vàng luôn là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho một mùa xuân đủ đầy. Bổ sung vào lựa chọn của bạn 5 địa chỉ

cây mai đẹp nhất việt nam - Greenvibes

Chiêm ngưỡng 9 cây mai đẹp nhất Việt Nam

Đâu là cây mai đẹp nhất Việt Nam hiện nay? Cây mai đẹp không chỉ là một loài cây cảnh đặc trưng mỗi độ xuân về, mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và thành công vào dịp Tết Nguyên Đán. Cây mai đẹp là một

Back to top